Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Ngày 06/03/2024 08:48 đăng bởi vantuan
Nhân quyền trong tôn giáo – quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo - quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người được pháp luật quốc tế công nhận, được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, đồng thời cũng bị nhiều cá nhân và tổ chức cực đoan, phản động triệt để lợi dụng vào mục đích chính trị, chống đối chính quyền.
Nghị quyết 25-NQ/TW (2003): Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta... Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp sửa đổi năm 2013: Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (Đ. 24).
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần thơ những năm qua được đảm bảo ngày một đầy đủ, toàn diện hơn, góp phần đưa chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước vào thực tế cuộc sống, đặc biệt là đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, cùng chung tay chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, vừa góp phần ổn định an ninh trật tự để phát triển thành phố, cụ thể ở một số khía cạnh sau:
1. Tôn giáo ở Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có 13/16 tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Tin Lành, Cơ đốc Phục Lâm, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Tịnh độ Cư sĩ, Hồi giáo, Baha’i, Minh sư đạo) với 27 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, có 310 cơ sở thờ tự, 76 trụ sở hành chính đạo, 69 địa điểm hợp pháp của các tôn giáo (địa điểm thuê hoặc mượn của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung), 30 cơ sở tôn giáo hợp pháp khác (Trường đào tạo chuyên về hoạt động tôn giáo, trường Mẫu giáo tư thục, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế,...), 29 cơ sở thờ tự và địa điểm sinh hoạt tôn giáo chưa hợp pháp (Chưa đủ điều kiện gia nhập giáo hội hoặc chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung), có 580 chức sắc, 1.781 chức việc, có 508.018 tín đồ các tôn giáo, chiếm tỷ lệ 40% dân số của thành phố Cần Thơ, phần lớn tín đồ các tôn giáo là nhân dân lao động, đời sống còn khó khăn, địa bàn rộng, nên công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo là rất quan trọng và cần thiết, góp phần ổn định và phát triển của thành phố.
2. Nhân quyền trong lĩnh vực tôn giáo ở Cần Thơ
* Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật:
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Muốn vận động quần chúng trước hết phải làm cho quần chúng hiểu biết các quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo và tín đồ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, luôn được chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, Sở Nội vụ thường xuyên phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, các tổ chức tôn giáo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gồm tổ chức tập huấn; hội nghị; thông qua các dịp thăm hỏi, chúc mừng nhân các ngày lễ trọng tôn giáo; cung cấp tài liệu; gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp tại cơ quan, tại các cơ sở tôn giáo.
Năm 2023, như hằng năm, Sở Nội vụ đã tổ chức được 10 lớp[1] và hội nghị về tuyên truyền chính sách, pháp luật trên lĩnh vực tôn giáo, Song song đó, Sở Nội vụ tổ chức lồng ghép vào các lớp bồi dưỡng giáo lý của tôn giáo như: khoá An cư kiết hạ của Phật giáo; lớp giáo lý hạnh đường của Cao Đài; giáo lý căn bản của Phật giáo Hoà Hảo; lớp Tĩnh tâm, Bồi linh của Công giáo, Tin Lành,... được 17 cuộc có 2.577 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tham dự.
Qua công tác tuyên truyền, đã tạo được sự an tâm, phấn khởi, tin tưởng của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế. Quán triệt giúp đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên cơ sở phù hợp với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đất nước hội nhập.
* Thông qua quản lý nhà nước:
Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố trong thời gian qua phát triển hài hòa, bình đẳng đã và đang đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, các tôn giáo tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của thành phố.
Sở Nội vụ thường phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo, người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo giáo lý, giáo luật, Hiến chương và quy định của Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. cụ thể:
Trong năm 2023, Sở Nội vụ thành phố ký và phát hành 222 văn bản và 103 hồ sơ ISO, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo mức độ toàn trình thuộc thẩm quyền. Ban Tôn giáo tiếp nhận 1.744 văn bản đến các loại và phát hành theo thẩm quyền được giao: 220 văn bản[2].
* Thông qua công nghệ tạo khách quan, thuận lợi cho chủ thể và khách thể quản lý:
Việc đưa “Hệ thống thông tin tôn giáo, tín ngưỡng thành phố Cần Thơ” phục vụ công tác tôn giáo từ 2014 cho đến nay đã tăng cường đáng kể hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, từng bước thực hiện các dịch vụ công trực tuyến về hoạt động tôn giáo. Đến nay đã áp dụng 100% (35/35 đầu thủ tục) dịch vụ công trực tuyến toàn trình cho tất cả các tôn giáo[3].
Hệ thống thông tin tôn giáo, tín ngưỡng thành phố Cần Thơ được sử dụng đã đưa Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ trở thành đơn vị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên trong cả nước có website và phần mềm để quản lý hoạt động tôn giáo. Từ khi dự án được nghiệm thu đến nay đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đặc biệt, khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình trong thời kỳ công nghệ 4.0 đã cung cấp các dữ liệu giúp cho thủ tục hành chính được thuận lợi, không mất thời gian để xác minh quá trình hoạt động của chức sắc, chức việc các tôn giáo, vì các dữ liệu liên quan đều có đầy đủ trên Cổng thông tin.
Chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ các tôn giáo được thụ hưởng nhiều lợi ích[4].
Đối thoại là cách thức tương tác mang tính tích cực, xây dựng và hợp tác nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các bên tham gia đối thoại. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo, đối thoại giữa hai thực thể này nhằm đáp ứng yêu cầu tôn trọng và bảo hộ các nhu cầu tôn giáo của người dân; ở chiều ngược lại, người sở hữu niềm tin tôn giáo cũng sẽ có nhận thức đầy đủ và khách quan về quan điểm của Nhà nước đối với tôn giáo.
Đối thoại giữa Nhà nước và nhân dân là một việc làm không thể thiếu của một Nhà nước thế tục, trong đó đối thoại giữa Nhà nước và tổ chức tôn giáo là một việc làm cần thiết. Đối thoại, từ phía Nhà nước, là để nhận biết niềm tin tôn giáo của người có tôn giáo, có cách thức ứng xử phù hợp, cầu thị, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do thực hành tôn giáo; ngược lại, từ phía các tổ chức tôn giáo, đối thoại là để xây dựng, đoàn kết, thượng tôn pháp luật, trân trọng sự khác biệt giữa các niềm tin tôn giáo hướng tới sự hài hòa giữa đời sống tôn giáo và đời sống thế gian.
Để hiểu được những nhu cầu tôn giáo, với địa phương có tôn giáo đa dạng, phong phú như thành phố Cần Thơ thì việc đối thoại giữa Nhà nước và tôn giáo là điều cần thiết vì thông qua hình thức này có thể: (1) Tạo sự hiểu biết, cảm thông, xóa đi những mặc cảm, định kiến, nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; (2) Hòa giải những mâu thuẫn, bất đồng do lịch sử để lại: vấn đề tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự; khiếu kiện giữa giáo hội cơ sở với chính quyền cơ sở về đất đai liên quan đến tôn giáo, những xung đột văn hóa tôn giáo; (3) Để triển khai chính sách, pháp luật cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo; (4) Để nhận biết những yếu tố tiến bộ, tích cực, văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo để khuyến khích, phát huy.
Chính quyền thành phố Cần Thơ đã chủ động tổ chức đối thoại với tôn giáo dưới nhiều hình thức[5].
Do hoạt động đối thoại được chính quyền địa phương chủ động tổ chức thường xuyên nên chính quyền đã nắm bắt những nhu cầu tôn giáo, tôn trọng và bảo hộ cho những hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ; nhanh chóng giải quyết các nhu cầu tôn giáo.
Ngày nay, hoạt động đối thoại đã trở nên bình thường giữa chính quyền từ thành phố đến cơ sở với chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo. Công tác đối thoại cũng được thực hiện theo chiều ngược lại: khi tôn giáo có những khó khăn, vướng mắc cần sự giúp đỡ của Nhà nước thì chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo cũng chủ động đến gặp gỡ, trao đổi, đối thoại để được chính quyền giúp đỡ.
Trong quá trình thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo, chính quyền thành phố Cần Thơ đã xây dựng môi trường thuận lợi cho các tôn giáo ở địa phương gặp gỡ, trao đổi, đối thoại.
* Xây dựng lực lượng làm công tác tôn giáo đủ năng lực, bản lĩnh, kinh nghiệm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và cộng đồng:
Công tác tôn giáo luôn là công tác phức tạp và rất nhạy cảm, là công tác trong lĩnh vực đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời đảm bảo an ninh tôn giáo. Sau khi có chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới công tác tôn giáo, hàng loạt vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước, đặc biệt là giải quyết nhu cầu tôn giáo, vấn đề chống lợi dụng tôn giáo, giải quyết các vụ việc tồn đọng và phát sinh liên quan tôn giáo từ sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Tuy
nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lực lượng làm công tác tôn giáo ở
Cần Thơ đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu góp phần ổn định tình hình
tôn giáo. Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ những năm
qua đã được nhìn nhận và chăm lo. Hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực nhạy cảm
này cũng đã có nhiều kết quả nhất định.
3. Một số nhận xét
* Thành tựu trong công tác nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo ở Cần Thơ:
Nhìn chung, những năm qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ, công tác nhân quyền trong lĩnh vực tôn giáo luôn được đặc biệt quan tâm. Quyền tự do tôn giáo ngày một được đảm bảo đầy đủ hơn trong khuôn khổ pháp luật. Với những kết quả cụ thể về công tác nhân quyền về tôn giáo nêu trên đã góp phần tích cực cho tình hình tôn giáo trên địa bàn thành phố được duy trì ổn định; chức sắc, chức việc và tín đồ của các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Các tổ chức tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo đúng nội dung đăng ký. Thông qua việc thực hiện các mặt công tác nhân quyền đã tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố, chưa phát hiện có tư tưởng trái chiều, chống đối.
* Một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm:
Hệ thống luật pháp về tôn giáo, tín ngưỡng chưa hoàn chỉnh suốt nhiều năm, thiếu chế tài cụ thể cho cả chủ thể và khách thể quản lý, tạo tâm lý chủ quan, giải quyết theo quan điểm cá nhân. Công tác quản lý nhà nước ở một số nội dung chính sách phải thực hiện cơ chế “xin – cho”, chính quyền vài nơi tồn tại lối ứng xử dễ dàng với tôn giáo này nhưng lại khó khăn với tôn giáo khác khi giao cấp đất cho cơ sở tôn giáo; quản lý, sử dụng nhà đất liên quan đến tôn giáo; sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự,v.v...
Mối quan hệ tôn giáo với chính trị, kinh tế của một số cá nhân thuộc chủ thể và khách thể quản lý dẫn đến thiếu công bằng trong ứng xử giữa các tôn giáo, việc tận dụng lẫn nhau, tôn giáo muốn thông qua chính quyền để thuận lợi cho hoạt động của mình, ngược lại một số cá nhân muốn thông tôn giáo để có được vị trí chính trị hoặc kinh tế, lợi ích gia đình… Điều này dẫn đến việc can thiệp vào công việc chuyên môn của cơ quan quản lý dẫn đến cùng một vụ việc nhưng đối với tôn giáo này thì thoải mái, nhanh gọn, nhưng đối với tôn giáo khác thì khó khăn, kéo dài. Một số chức sắc, chức việc tôn giáo lợi dụng sự quen biết chính quyền dẫn đến coi thường luật pháp và lực lượng thực thi luật pháp.
Vấn đề thành kiến, nghi ngờ lẫn nhau do lịch sử để lại của một số chức sắc tôn giáo và cán bộ, công chức (thường là lớn tuổi) có chiều hướng giảm, nhưng từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra, dẫn đến trong ứng xử chưa thật sự hài hòa, tạo nên sự bất bình đẳng. Một vài trường hợp ở cấp huyện, cấp xã khi giải quyết nhu cầu tôn giáo chưa chú trọng đến sự bình đẳng. Còn tâm lý tôn giáo nào gần gũi và thân mật hơn thì giải quyết thoáng hơn. Đây là tâm lý chung khó tránh khỏi, đặc biệt là với tâm lý người Tây Nam Bộ qua những năm dài chiến tranh.
Ở một số nơi còn có tình trạng chính quyền ưu tiên một tôn giáo nhất định đã tạo nên những mặc cảm của tôn giáo khác rằng tôn giáo của họ tin theo bị xem nhẹ, không được đối xử công bằng. Về phía tôn giáo được ưu tiên đã phát sinh tư tưởng thụ động, ỷ lại vào chính quyền, quản lý giáo hội thiếu hiệu quả. Một số chức sắc hành đạo xa rời giáo lý, giáo luật, nặng về mê tín dị đoan, ảnh hưởng tới xã hội và chính tôn giáo đó. Ý thức chấp hành luật pháp chưa tốt, nên một số chức sắc và tín đồ tôn giáo coi giáo luật cao hơn pháp luật, giáo quyền cao hơn pháp quyền. Trong khi một số tôn giáo thì trách nhiệm công dân được xem trọng hơn vì vậy chấp hành nghiêm pháp luật. Cùng một nhu cầu nhưng đối với trường hợp chấp hành nghiêm bao giờ cũng có được sự tin tưởng và giải quyết nhanh chóng hơn./.
Lê Hùng Yên
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)