Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất
Ngày 25/11/2021 10:35 đăng bởi admin
Các nhà kinh điển của học thuyết Mác - Lênin xác định, tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành vi. Cụ thể, những điều cấm kỵ, răn dạy của tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi tín đồ thông qua việc tạo nên hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức. Những chuẩn mực đạo đức ấy không chỉ duy trì trong quá trình thực hiện nghi lễ mà còn trong hành vi của người tín đồ khi ứng xử với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội. Giáo lý, giáo luật
và hiến chương các tôn giáo đều dạy tín đồ làm lành lánh dữ, tu thân tích đức,
yêu thương đồng loại và gắn bó với dân tộc. Những quy định mà các tôn giáo cấm
tín đồ vi phạm có nhiều điểm tương đồng với những điều cấm của luật pháp nhà nước
như không trộm cắp, không giết người, không mãi dâm… Việc giữ giới luật của tín
đồ các tôn giáo ngoài ý thức phải hành thiện tích đức để không bị quả báo, còn
được cộng hưởng bởi niềm tin thực hiện như vậy để kiếp sau được hưởng phúc.
Quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các kỳ đại hội, đặc biệt là Đại hội Đảng
toàn quốc lần XI đã chỉ rõ mục tiêu: “Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của
các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chỉ
thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo
trong tình hình mới đã nhấn mạnh việc phát huy nguồn lực tôn giáo vào phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước. Tại cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp
tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Đà Nẵng ngày 09/8/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Tôn
giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một nguồn
lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước”.
Bàn về vai trò của
tôn giáo với xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, tích cực có, tiêu cực
có. Tuy nhiên, giá trị đạo đức tôn giáo là không thể phủ nhận. Trong phạm vi bài
viết này, người viết chỉ dừng lại ở phạm vi đạo đức tích cực của Người Tin lành
có ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao
động, sản xuất.
Kinh Thánh dạy Người Tin
lành (Gia-cơ 2:17-18): “Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc
làm, thì tự mình nó chết. Hoặc có kẻ nói: ngươi có đức tin, còn ta có việc làm.
Hãy chỉ cho ta đức tin của ngươi không có việc làm, rồi ta sẽ chỉ cho ngươi đức
tin bởi việc làm của ta”. Còn Max Weber, trong tác phẩm “Nền đạo đức Tin
lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, ông đã phân tích về Giáo thuyết của
Calvin, trong đó chỉ rõ vai trò của đạo đức Tin lành đối với sự phát triển kinh
tế. Rằng: “Thiên Chúa đã tạo dựng ra thế giới vì sự vinh quang của con người.
Con người dù có được cứu độ hay bị kết án, đều có nghĩa vụ lao động cho sự vinh
quang của Thiên Chúa và tạo dựng nên vương quốc của Người trên thế gian này”[1].
Quan niệm làm kinh tế của Người Tin lành: Lãng phí
thời gian là tội lỗi đầu tiên, nghiêm trọng nhất trong các tội. Tiết kiệm là kiềm
chế, xa lánh cám dỗ trần thế, không sống xa hoa, vô bổ để tích lũy của cải. Người Tin
lành hình thành ý thức phát triển kinh tế gia đình để đời sống được ấm
no.
Tin lành dạy tín đồ: Phải ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, ăn ở hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường, sống hiện đại, xóa bỏ
hủ tục, mê tín. Vào đạo họ không hút thuốc, không uống rượu góp phần tiết
kiệm chi phí sinh hoạt, hạn chế bệnh tật.
Đức tin đề cao giá trị lao động và kỷ
luật, xem đó là phương tiện để mỗi người Tin lành khẳng định mình và là phương
tiện để hướng đến Chúa. Giá trị lao động của Người Tin lành còn là tinh thần
sáng tạo để tăng năng suất, mở rộng sản xuất, để phát triển. Sáng tạo luôn đi
liền với giá trị cuộc sống, để tích lũy ngày càng nhiều của cải cần thiết
cho phát triển.
Đạo Tin lành cho rằng nghề nghiệp của một người
là do Chúa sắp đặt, nên phải siêng năng với nghề. Một người có thể làm nhiều
nghề, miễn là nghề đó mang lợi cho cá nhân, cho sự tồn tại của con người, nhưng
không được làm hại người khác và không đánh mất lương tâm khi làm nghề đó. Hầu
hết Người Tin lành đều đánh giá cao về cần cù trong lao động, sản xuất,
kinh doanh.
Sự khổ hạnh tại thế đã chống lại có hiệu quả việc
hưởng thụ hồn nhiên, lãng phí. “Sức mạnh của nền khổ hạnh tôn giáo cho phép có
được những người thợ đạm bạc, có lương tâm, rất chuyên cần, và gắn bó với công
việc của mình vốn được xem như là cứu cánh cuộc đời mà Thiên Chúa mong muốn”[2]. Khổ hạnh
không chỉ đơn thuần là “khổ hạnh” mà còn là động lực tôi rèn phẩm hạnh lao động.
Xã hội Việt
Nam hiện nay đã và đang phát triển chuyển dần từ một nền nông nghiệp lạc hậu sang
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đòi hỏi công chức, nhân viên, người lao động phải nhanh chóng thích
nghi, phải thay đổi nếp sống và cách thức sản xuất cũ. Vậy, quan niệm về lao động,
việc làm và tiết kiệm của đạo Tin lành là rất đúng thời điểm, phù hợp với xã hội
hiện nay rất cần được chắt lọc, phát huy.
Vườn quýt tự canh tác của Mục sư nhiệm chức Trần Thiện Khiêm
Nguồn:(MS Nguyễn Phan Cẩm Phượng, ngày 30/9/2021)
Chức sắc, tín
đồ Tin lành có lối sống rất tiết kiệm. Người Tin lành có thói quen tiết kiệm cả
khi cân nhắc gọi các món ăn, chỉ khi ăn gần hết món này mới có thể
quyết định gọi thêm món khác hay không. Họ không để thừa thức ăn, rất sợ lãng
phí. Lối sống Tin lành góp phần tác động tới công chức, viên chức, người lao
động bởi tính tiết kiệm trong lúc nước còn nghèo, dân còn khổ.
Người Tin
lành đang tham gia tích cực vào sản xuất công nghiệp và “tố chất Tin lành” đã
được phát huy. Công nhân người Tin lành chăm chỉ, thật thà, đạo đức, không nhậu
nhẹt, có sáng kiến và trung thành. Vì thế người chủ quản lý, đào tạo công nhân
rất thuận lợi, công nhân không có đạo khi lao động cùng người Tin lành họ
sẽ có ảnh hưởng tốt. Đồng thời ở những doanh nghiệp của người Tin lành thì
chủ doanh nghiệp luôn gần gũi công nhân, có tình yêu thương, biết đến gia cảnh
người làm thuê để chia sẻ; mức lương được trả xứng đáng. Những tố chất kinh tế
của Tin lành đã trở thành một đặc trưng lối sống của mỗi tín đồ, giúp họ thoát
nghèo, làm giàu.
Người Tin
lành thực hành theo Kinh Thánh không chỉ để phát triển kinh tế, làm giàu chính
đáng. Qua Kinh Thánh, Người Tin lành còn có một số phẩm chất đạo đức tích cực,
có thể lan tỏa trong các lĩnh vực xã hội và gia đình.
Kinh Thánh dạy
Người Tin lành phải biết tuân thủ luật pháp, vâng phục chính quyền: Giáo lý khẳng
định: Chúa Jesus thừa nhận thẩm quyền và nêu gương trong sự vâng phục nhà cầm
quyền, dầu Ngài chịu án tử hình bất công của đế quốc La Mã[3].“Vì cớ
Chúa, hãy phục theo mọi phép tắc loài người lập nên” và “Mọi người phải vâng phục
các nhà cầm quyền trên mình”. Người Tin lành tôn trọng nhà cầm quyền là thể hiện
nếp sống văn minh, lịch sự, qua đó vinh danh Chúa[4]. Người Tin lành
tuân thủ pháp luật, chấp hành và tham gia các hoạt động của chính quyền địa
phương phát động, đây là một thái độ chấp hành trước pháp luật cũng rất xứng
đáng để cùng chiêm niệm.
Hội nghị triển
khai văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đại diện các điểm nhóm
Tin lành tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ
Nguồn: Ban Tôn giáo - Sở Nội
vụ thành phố
Trong lĩnh vực gia
đình, với người Tin lành, gia đình ngoài được xem như một nơi thờ phượng theo cộng
đoàn còn là nơi dạy dỗ cho con trẻ những bài học đầu đời về kính Chúa, yêu Người
và là nơi hướng dẫn, giáo dục con cái theo lời Kinh Thánh. Tất cả những
điều này đều đã được dạy, định hướng rất cẩn thận trong Kinh Thánh như: Châm
ngôn 22: 6, “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu
khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó”. Hoặc, Ti-mô-thê I 3: 4, phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái
mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn; 3: 5, vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình,
thì làm sao cai trị được Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Do đó, Tín đồ Tin lành
ngoài việc sống đạo, các bậc ông bà, cha mẹ rất quan tâm dạy cho con, cháu sự
hiếu kính, đạo đức, tri thức, tư cách, lễ phép, kỷ luật hay triết lý sống và kỹ
năng sống. Về hôn nhân của Người Tin lành là hôn nhân một vợ, một chồng, được
thiêng hóa qua lễ “hôn phối”, bị ràng buộc bởi giáo luật song trùng với pháp luật nên
hôn nhân Tin lành có phần bền chặt hơn. Hôn nhân bền chặt giúp Người Tin lành có
nhiều điều kiện dạy dỗ con cái và tập trung cho phát triển kinh tế gia đình, xã
hội.
Đối với cộng đồng,
xã hội, nếp sống cộng đồng của Người Tin lành là vâng theo Lời Chúa dạy, sống
yêu thương, quan tâm thăm hỏi, chăm sóc hỗ trợ lẫn nhau.
Lời Chúa: “Quả thật,
ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những
người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa”. Ngài kết luận:
“Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những kẻ công bình sẽ vào sự sống
đời đời” (Ma-thi-ơ 25: 44-46). Người Tin lành đề cao vai trò phụ nữ và trẻ em từ
gia đình đến ngoài xã hội. Họ không uống rượu, hút thuốc, không dùng các
chất gây nghiện khác nhưng có tình thương đối với ai vướng vào tệ nạn xã hội.
Trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo
vẫn có vai trò, vị trí cho việc phát triển xã hội. Đạo đức tích cực của tôn
giáo cần được tiếp tục phát huy góp phần phê phán, đấu tranh, loại bỏ những lối
sống lười lao động, sa hoa, lãng phí, tiêu cực, biến chất…Cũng phải tỉnh táo để
thấy rằng không phải tất cả đạo đức tôn giáo đều phù hợp, tương đồng với đạo đức
xã hội mới. Mấu chốt ở chỗ biết chắt lọc, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức
tích cực, tốt đẹp và hạn chế, bỏ qua những mặt chưa phù hợp trong đạo đức tôn
giáo. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hướng đến công nghiệp 4.0, đòi
hỏi công chức, nhân
viên và người lao động phải có tác phong công nghiệp, hiện đại, tác phong đó đã
có sẵn trong đa phần Người Tin lành, vấn đề còn lại là sự nhìn nhận, tiếp nhận
và phát huy nó có hiệu quả cao nhất cho sản xuất kinh doanh, đó chính là phát
huy nguồn lực tôn giáo cho công cuộc phát triển hội nhập. Nguồn lực tôn giáo rất
đa dạng, rất mạnh mẽ nếu phát huy đúng hướng. Thực tế cho thấy, nhiều nước trên
thế giới đang phát huy tốt nguồn lực tôn giáo để phát triển. Với cách nhìn
mới về tôn giáo và công tác tôn giáo, có thể khẳng định nguồn lực tôn giáo sẽ
phát huy hiệu quả cao hơn nữa trong thực tiễn cuộc sống./.
[1] Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, NXB Tri thức, Hà
Nội,tr.24.
[2] Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, NXB
Tri thức, Hà Nội, tr.320-321.
[3] Kinh Thánh, tr.134 (Giăng 19:10-11)
[4] Kinh Thánh, tr.69, 293 (xuất 22:28;
I Phi 2:17)
TIN ĐÃ ĐƯA
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)