Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ
Ngày 26/11/2021 16:46 đăng bởi uthau
1. Quá trình du nhập
Phật giáo Nam tông Khmer đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng thế kỷ thứ IV. Đến thế cuối kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các phum, sóc của người Khmer đều có chùa thờ Phật. Hệ phái Phật giáo này được đông đảo người dân Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo chính của người Khmer nên gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. Trước khi tiếp nhận Phật giáo, người Khmer chủ yếu theo Bàlamôn giáo hoặc các tín ngưỡng truyền thống như: thờ các thần đất, thần nước, thần lửa, thần gió và thần Arăk, Neak Ta, v.v.
Một cứ liệu khác cho thấy Bà La Môn giáo và Phật giáo cùng song song tồn tại “Khi Châu Đạt Quan đến đây vào cuối thế kỷ XIII cũng ghi nhận điều này, ông cũng thấy là Phật giáo tồn tại đan xen với Bà La Môn giáo, hai tôn giáo vẫn tồn tại song song".
2. Nét đặc trưng của Phật giáo Nam tông Khmer
Về đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông Khmer thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy, nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông, các nhà sư sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn hai bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà…
Buổi lễ dâng cúng đèn cầy tại Học viện PGNT Khmer
Theo phong tục của người Khmer, để trả hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật.., người con trai đến độ khoảng trên 12 tuổi phải vào chùa xuất gia gieo duyên tối thiểu 7 ngày hoặc 3 tháng, có thể lâu hơn, hoặc xuất gia suốt đời, tùy theo căn duyên và ý nguyện của từng người. Tu bậc Sadi phải giữ 105 giới, tu bậc Tỳ kheo phải giữ 227 giới. Mặc dù vào chùa tu trên tinh thần tự nguyện, tuy nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thọ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản: Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ); Phải là công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật; Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư. Thanh niên Khmer cần phải vào chùa tu một thời gian để trao dồi đạo đức, trang bị tri thức và học cách làm người vì người đã tu ở chùa sẽ được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, dễ lập gia đình, dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội. Sau một thời gian tu học, họ có thể xin hoàn tục, cưới vợ, phát triển kinh tế, tham gia các công việc xã hội nhưng khi muốn, họ có thể tiếp tục xin vào chùa xuất gia trở thành nhà sư lại.
Phật giáo Nam tông Khmer không có phụ nữ tu hành ở chùa, chỉ có tu nữ thọ bát quan trai giới hay thập giới. Tuy nhiên, người phụ nữ Khmer lại được giáo dục tư tưởng và đạo đức Phật giáo thông qua nếp sống của người đàn ông trong gia đình, thông qua các lễ hội, các buổi thuyết giảng giáo lý và những nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của người Khmer như: Lễ Phật đản; lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, lễ Dâng y Kathina, tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Đôlta, lễ hội Ok Om Bok, nghi thức dâng cúng trai tăng...
Sư sãi có vị trí và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng người Khmer. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sanh, họ luôn là người thầy được tôn kính và tin tưởng. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội của đồng bào Khmer đều có sự tham dự, hướng dẫn và chứng minh của các vị sư. Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer luôn gắn bó mật thiết với nhau và không thể tách rời.
Phật giáo Nam tông Khmer không chỉ có chức năng tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn đảm nhận các chức năng về văn hóa, xã hội, giáo dục đối với cộng đồng người Khmer. Ngôi chùa Khmer ngoài biểu tượng của sự linh thiêng còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là môi trường giáo dục tư tưởng, đạo đức, nơi đào tạo nghề cho con em người Khmer. Ở nơi ấy, giáo lý của Đức Phật, các bài thuyết pháp và tiếng kinh tụng của sư sãi đã thấm nhuần trong nhận thức, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của hầu hết bà con đồng bào Khmer.
3. Về số lượng cơ sở thờ tự và sư sãi
Hiện nay, Phật giáo Nam tông Khmer cả nước có tổng số là 509 cơ sở thờ tự (trong đó có 463 ngôi chùa, 45 ngôi Salatel và 01 Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ), với 7.028 sư sãi ở 16 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang).
4. Về tổ chức bộ máy
4.1. Tổ chức bộ máy truyền thống:
Trước và trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam bộ trực thuộc Giáo hội Phật giáo Vương quốc Campuchia. Tại các tỉnh vùng Tây Nam Bộ có chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã hình thành tổ chức bộ máy ở 2 cấp để thực hiện giáo quyền và giáo luật theo tính biệt truyền của hệ phái này:
- Cấp tỉnh, có tên gọi là “Ka Năs Mon Trây Song Khêt” tạm dịch là “Hội đồng Giáo phẩm tỉnh”, người đứng đầu gọi là Mê Konl.
- Cấp huyện, có tên gọi là “Ka Năs Mon Trây Song Sroc” tạm dịch là “Hội đồng Giáo phẩm huyện”.
4.2. Tổ chức bộ máy dưới chế độ Mỹ-Ngụy:
Kể từ năm 1955, để thống nhất quản lý toàn diện, chính quyền Sài Gòn đã cát đứt mối quan hệ của Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Vương quốc Campuchia, thành lập mới Giáo hội Phật giáo Nam tông Khmer ở trong nước với 3 mô hình như sau:
- Mô hình thứ nhất, duy trì tổ chức bộ máy truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer vốn có trước đây như đã trình bày ở phần trên.
- Mô hình thứ hai, hình thành mới “Giáo hội Phật giáo Khemara Nikai” ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện).
- Mô hình thức ba, hình thành mới “Giáo hội Phật giáo Thêravađa” ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện).
4.3. Tổ chức bộ máy theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta:
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, Đảng ta chủ trương thành lập các tổ chức để tập hợp mọi thành phần xã hội, trong đó có thành lập tổ chức Ban Sãi vận để tập hợp chư tăng và phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong trào cách mạng. Năm 1963, sau khi Mặt trận Giải phóng Dân tộc Khu Tây Nam Bộ ra đời, Khu ủy Khu Tây Nam Bộ chủ trương thành lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước trên cơ sở kế thừa tổ chức Ban Sãi vận. Năm 1964, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ được thành lập do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng, tiếp đó là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long lần lượt thành lập. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước là thành viên của Mặt trận, hoạt động như tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, đồng thời còn là tổ chức mang tính đối trọng với 2 tổ chức do Mỹ - Ngụy thành lập, tức “Giáo hội Phật giáo Khemara Nikai” và “Giáo hội Phật giáo Thêravađa”. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước là nơi quy tụ sư sãi, đồng bào, Phật tử Khmer nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Phật giáo Nam tông Khmer luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Sau năm 1975, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ nói chung và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước ở các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư sãi, đồng bào Phật tử tham gia khôi phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết nước nhà. Đến năm 1980, ủng hộ chủ trương chung của các vị lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước cũng như thể theo ý nguyện của đông đảo tăng ni, Phật tử trong cả nước, đại diện Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ đã tham gia Ban vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước và đến tháng 11/1981, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 8 tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất thành lập một tổ chức chung đại diện cho tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngay tại lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định: "Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp".
Hội ĐKSSYN thành phố Cần Thơ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021
5. Một số hoạt động nổi bật của Phật giáo Nam tông Khmer
5.1. Tham gia các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Một số vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer đã tham gia các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương và từ nhiệm kỳ đầu cho đến nay. Số lượng nhân sự tham gia Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban, Viện Trung uơng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cũng được tăng theo từng nhiệm kỳ. Chẳng hạn như nhiệm kỳ VIII (2017-2022), chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer tham gia các cấp Giáo hội như sau:
- Cấp Trung ương: có 14 vị thành viên Hội đồng Chứng minh (01 vị Phó Pháp chủ, 03 vị Ủy viên Ban Thường trực, 10 Ủy viên); 26 thành viên Hội đồng Trị sự (02 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên Thư ký, 02 Ủy viên Thường trực, 21 Ủy viên). Ngoài ra, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều có các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer tham gia.
- Cấp địa phương: có 05/16 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành là chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer làm Trưởng ban (1/ Hòa thượng Đào Như – thành phố Cần Thơ, 2/ Hòa thượng Thạch Sok Xane – tỉnh Trà Vinh, 3/ Hòa thượng Tăng Nô – tỉnh Sóc Trăng, 4/ Hòa thượng Danh Đổng – tỉnh Kiên Giang, 5/ Hòa thượng Thạch Hà – tỉnh Cà Mau).
5.2. Tham gia các ban, ngành, đoàn thể xã hội:
Sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực tham gia các phong trào, đoàn thể các cấp như: Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội chữ Thập đỏ…; Đại biểu Quốc hội khóa XIII có Hòa thượng Thạch Huônl, khóa XIV, XV có Thượng tọa Lý Đức; Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Hòa thượng Thạch Sok Xane, Hòa thượng Đào Như, Hòa thượng Danh Lung. Ngoài ra, còn nhiều vị sư sãi ở 13/16 tỉnh, thành phố có tham gia Đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy viên Ủy ban Mặt trận các cấp nhiệm kỳ (2016-2021), đơn cử như ở thành phố Cần Thơ: có 01 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; 01 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện; 01 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Có 02 vị là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; 02 vị là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; 02 vị là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã.
* Tạm kết:
Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò rất quan trọng đối với dân tộc Khmer và đã trở thành cốt lõi của nền văn hóa Khmer đặc sắc và độc đáo. Hầu như mọi sinh hoạt của gia đình, cộng đồng phum, sóc đều gắn với tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, người Khmer đều dựa vào triết lý của đạo Phật. Mọi sinh hoạt, lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay buồn, đều mời các vị sư tham gia làm lễ cầu an, cầu siêu.
Phật giáo Nam tông Khmer còn góp phần trong việc bảo tồn, bổ sung và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer. Trước hết thể hiện trên ngôn ngữ, chữ (Pali) của Phật giáo Nam tông đồng thời là chữ dân tộc Khmer. Hầu như các lễ hội của dân tộc đều gắn liền với sự tích của Phật giáo Nam tông, nhằm giáo dục con người hướng thiện, giữ đạo lý trong quan hệ cuộc sống, giữa con người với tự nhiên và con người với nhau trong cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc tu học theo Phật giáo Nam tông Khmer, việc hình thành các trường chùa đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng các ngành nghề để có thể phục vụ cuộc sống.
Trong lịch sử, Phật giáo Nam tông Khmer đã luôn cùng với người dân Nam Bộ đứng lên chống ngoại xâm vì sự tồn vong của đất nước. Tuyệt đại bộ phận các sư sãi, đồng bào Phật tử Khmer có tinh thần yêu nước nồng nàn, đó là điểm nổi bật của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Tinh thần ấy xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam mà đội ngũ sư sãi là một bộ phận. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có nhiều vị xuất thân từ sư sãi tham gia cách mạng và đã anh dũng hy sinh,... nhiều ngôi chùa là nơi che giấu bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng, nhiều người là mẹ Việt Nam anh hùng.
Ngày nay, dân tộc Khmer cùng các dân tộc trên đất nước Việt Nam đang sống trong hoà bình xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới. Nhiều vị sư sãi có trình độ, có đạo hạnh đã tích cực tham gia các công tác xã hội, tham gia Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận các cấp đã góp phần vào công việc vận động thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước và các phong trào quần chúng ở địa phương.
Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gần 40 năm qua, Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tìm hiểu về tôn giáo – Tổng Cục chính trị (Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt), Hà Nội 1998.
2/ Phật giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Phật giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội 2008.
3/ Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn, Giáo trình Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội.
4/ Đề tài “Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với quá trình tu học của thanh niên Khmer tại thành phố Cần Thơ”, năm 2016, do Ban Tôn giáo Tp. Cần Thơ chủ trì – Nguyễn Văn Triệu chủ nhiệm.
5/ Hội đồng Trị sự GHPGVN – Báo cáo công tác hỗ trợ hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer, ngày 17/12/2020.
6/ http://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-nhan/ Gioi thieu so luoc ve Phat giao Nam tong Khmer.
7/ http://tapchimattran.vn/dai-doan-ket/vi-tri-vai-tro-cua-phat-giao-nam-tong - khmer - o - tay-nam-bo-mot-so-van-de-dat-ra-va-giai-phap.
8/ Tài liệu Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ IX, tại tỉnh Vĩnh Long, ngày 17-18/12/2020.
9/ Chỉ thị 68-CT/TW ngày 18 tháng 4 năm 1991, của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Út Hậu
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)