Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ
Ngày 03/01/2023 16:23 đăng bởi lnny
Tóm tắt: Trong mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo, đối thoại luôn là một hình thức tích cực hướng đến sự hiểu biết, đồng cảm, chia sẻ, xây dựng, thống nhất chung giữa hai thực thể trong một số lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề cập đến hoạt động “đối thoại giữa nhà nước với các tôn giáo ở thành phố Cần Thơ”
Từ khóa: Nhà nước, tôn giáo, Cần Thơ, đối thoại.
1. Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Theo số liệu thống kê đính kèm báo cáo năm 2022 của Ban Tôn giáo Cần Thơ, hiện thành phố Cần Thơ có 13 tôn giáo với 27 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, có 287 cơ sở thờ tự, 76 trụ sở hành chính đạo, 79 địa điểm hợp pháp của các tôn giáo, 30 cơ sở tôn giáo hợp pháp khác, 25 cơ sở thờ tự và địa điểm sinh hoạt tôn giáo chưa hợp pháp, có 526 chức sắc, 1.921 chức việc, 509.937 tín đồ các tôn giáo, chiếm tỷ lệ 40% dân số của thành phố. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo như Đại Chủng viện Thánh Quý; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; trường Sơ cấp, Trung cấp, cao đẳng Phật học. Các hiện tượng tôn giáo mới cũng thường chọn Cần Thơ để khởi đầu cho các hoạt động để từng bước lan toả đến các khu vực lân cận.
Những năm qua, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Cần Thơ ngày một được đảm bảo đầy đủ, hoàn thiện hơn, hoạt động tôn giáo ngày càng sôi động, phát triển mạnh cả về qui mô, số lượng, phạm vi và hình thức tổ chức. Nhu cầu sinh hoạt tâm linh cao cũng đòi hỏi sự cung ứng ngày một nhiều hơn của pháp luật, sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhu cầu cao hơn cũng làm phát sinh những vấn đề phức tạp như: Đất đai, tài sản, nguồn gốc cơ cở tôn giáo[1],..., nhận thức do lịch sử để lại của cả chủ thể và khách thể quản lý về tôn giáo, tự do tôn giáo, công tác tôn giáo, về Nhà nước pháp quyền thế tục,...,. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người có tôn giáo chưa thật thông suốt về pháp luật, chưa phân định rõ mối quan hệ giữa pháp luật với giáo luật, pháp quyền với giáo quyền, trách nhiệm của công dân với trách nhiệm một tín đồ,....
Với đặc điểm nêu trên về tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, nhiều vấn đề đặt ra cho công tác tôn giáo nhằm hướng đến mục tiêu tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong khuôn khổ luật pháp.
2. Đối thoại giữa nhà nước với tôn giáo ở Cần Thơ
Để từng bước giải toả, tháo gỡ những vấn đề phức tạp nêu trên, quán triệt quan điểm cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quàn chúng. Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo dân tộc thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, qui chế phân cấp, phân quyền, phối hợp trong công tác vận động, đặc biệt là đối thoại giữa chính quyền với tôn giáo, hướng tới mục đích: đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước tạo sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau, cảm thông, chia sẻ, dần xóa đi những mặc cảm, định kiến, những mâu thuẫn, bất đồng do lịch sử để lại cũng như phát sinh mới. Thông qua đối thoại với những chức sắc, chức việc chủ chốt của tôn giáo cũng tranh thủ động viên, khuyến khích phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp, nguồn lực tôn giáo, đồng thời từng bước xây dựng tinh thần thượng tôn luật pháp, mọi người cùng sống và làm việc theo pháp luật, tạo xu hướng hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ luật pháp dần trở thành xu hướng chủ đạo ở Cần Thơ.
Đối thoại với tôn giáo ở Cần Thơ những năm qua được tổ chức khá đồng bộ và luôn có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo thành phố. Hoạt động đối thoại được thông qua nhiều hình thức: Trong những buổi thăm hỏi nhân lễ trọng của tôn giáo, hiếu hỉ của gia đình chức sắc, chức việc; họp mặt các chức sắc tiêu biểu của các tôn giáo hàng năm; Qua thời gian tổ chức hội nghị liên quan tín ngưỡng, tôn giáo tôn giáo; Trong quá trình làm trung gian hoà giải bất đồng giữa các tôn giáo; Ban tôn giáo chủ công trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi, đối thoại với giáo hội từng tôn giáo, đặc biệt là gặp gỡ định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm với Giáo hội PGHH – chiếm 50% tín đồ tôn giáo ở Cần Thơ, Công giáo - có nhiều vụ việc phát sinh; thông qua giao ban do Ban Tôn giáo chủ trì cùng các sở ban ngành để kịp thời tham mưu chỉ đạo hoạt động đối thoại có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ,...
Thông qua đối thoại với tôn giáo ở Cần Thơ đã có kết quả khá tích cực. Mặc dù là địa bàn có tỉ lệ tín đồ tôn giáo trên 40%, có nhiều vụ việc phức tạp, nhưng các vụ tồn đọng đều được tập trung giải quyết dứt điểm, các vụ phát sinh đều được phát hiện và xử lý kịp thời qua đối thoại.
Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát triển đất nước. Xác định Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và càng quan trọng hơn khi được thực hiện trong lĩnh vực TNTG. Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính, đem lại sự công khai, minh bạch, thuận tiện, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; tăng cường khả năng giám sát của nhân dân đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đồng thời nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước liên quan.
Ban Tôn giáo Cần Thơ chính thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001: 2008 từ tháng 01 năm 2016 và đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử của Ban Tôn giáo. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác cải cách hành chính và giải quyết các thủ tục hành chính.
Từ kết quả đạt được của hoạt động đối thoại, trên tinh thần cầu thị, Sở Nội vụ Cần Thơ đã mạnh dạn đi đầu trong việc tổ chức Hội nghị Đối thoại đánh giá mức độ hài lòng về CCHC trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, bắt đầu từ năm 2017.
Riêng năm 2022, Sở Nội vụ thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân tín ngưỡng, tôn giáo về việc thực hiện thủ tục hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo vào ngày 10 tháng 11, kết quả có 44 vị là chức sắc, chức việc các tôn giáo và đại diện các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố tham dự hội nghị. Có 35 cá nhân, tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo đóng góp qua phiếu khảo sát và 14 ý kiến trực tiếp tại hội nghị. Đa số ý kiến của chức sắc, chức việc các tôn giáo, tín ngưỡng đánh giá cao việc giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và việc tổ chức hội nghị đối thoại đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân tín ngưỡng, tôn giáo về việc thực hiện thủ tục hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm của thành phố trong thời gian qua, cụ thể:
- Các thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có nhiều thuận lợi, đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định về thực hiện thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính ngày càng được quan tâm và đi vào nề nếp, chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng thể hiện rõ nét; việc công khai các thủ tục và tổ chức giải quyết các TTHC ngày một tốt hơn.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật trong các tổ chức, cá nhân tôn giáo kịp thời, tạo sự chuyển biến khá rõ nét về nhận thức và hành động trong công tác CCHC và giải quyết các TTHC, thể hiện ở việc tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân tôn giáo, giảm thiểu tối đa các thủ tục không cần thiết, tránh sự phiền hà; tạo điều kiện thuận lợi về thời gian đối với tổ chức, cá nhân tôn giáo.
- Lực lượng làm công tác QLNN về hoạt động tôn giáo các cấp đã có sự chủ động, linh hoạt trong tham mưu nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của quần chúng tín đồ.
- Việc áp dụng quy trình tiêu chuẩn ISO trong giải quyết TTHC của Ban tôn giáo đã thực sự đem lại hiệu quả; các TTHC đều có quy trình xử lý công khai; các tổ chức, cá nhân tôn giáo đến Ban được hướng dẫn tận tình, trả kết quả đúng hẹn, sự hài lòng ngày càng cao hơn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin thông qua Cổng thông tin điện tử Ban Tôn giáo vào công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nhằm nâng cao chất lượng công tác CCHC từng bước phát huy hiệu quả, giúp các tôn giáo, tín ngưỡng truy cập, tìm hiểu các loại TTHC liên quan tôn giáo, tín ngưỡng được dễ dàng, nhanh chóng...
Tuy nhiên, còn một số ý kiến của chức sắc, chức việc các tôn giáo, tín ngưỡng phản ánh đến một số sở, ngành thành phố, quận, huyện và xã, phường, thị trấn như: 1) Xem xét cấp đăng ký Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cho các tôn giáo tại các xã, phường, thị trấn còn bất cập trong việc xác định địa điểm hợp pháp nên giải quyết kéo dài gây khó khăn cho việc sinh hoạt của các tôn giáo. 2) Cấp phép xây dựng các công trình tôn giáo, tại một số quận, huyện các phòng chuyên môn chưa có sự phối hợp, thống nhất trong hướng dẫn và tham mưu giải quyết, dẫn đến chồng chéo thủ tục, thời gian kéo dài, gây khó khăn cho các tôn giáo. 3) Một số cơ quan chưa chủ động trong mối quan hệ gần gũi trao đổi với chức sắc, chức việc các tôn giáo. 4) Việc cập nhật, đo đạc, chỉnh lý, thực hiện thủ tục cấp đất TON cho các tổ chức tôn giáo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chưa chu đáo, rõ ràng, cụ thể, quá trình giải quyết kéo dài. 5) Việc thực hiện cấp giấy phép hoạt động cho Phòng thuốc nam tại các tự viện của Phật Hội Tịnh độ Cư sĩ, Sở Y tế hướng dẫn chưa cụ thể và giải quyết còn chậm. 6) Một số địa phương, cán bộ, công chức phụ trách công tác tín ngưỡng, tôn giáo còn hạn chế về chuyên môn, chưa nắm vững các quy định của nhà nước nên ngại va chạm, khi tiếp nhận giải quyết các thủ tục thuộc thẩm quyền còn chậm, chưa đúng thời gian quy định.
3. Đúc kết
Hiện nay chính quyền thành phố Cần Thơ đã xây dựng môi trường thuận lợi cho các tôn giáo ở địa phương gặp gỡ, trao đổi, đối thoại. Hoạt động đối thoại đã trở nên bình thường giữa chính quyền từ thành phố đến cơ sở với chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Công tác đối thoại cũng được thực hiện theo chiều ngược lại, khi tôn giáo có những khó khăn, vướng mắc cần sự giúp đỡ của nhà nước thì chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo cũng chủ động đến gặp gỡ, trao đổi, đối thoại để được chính quyền giúp đỡ.
Thực tế ở Cần Thơ cho thấy, đối thoại là một việc khó và đòi hỏi khá nhiều thời gian, vì trước hết phải có được sự cầu thị, tôn trọng lẫn nhau. Muốn đối thoại hiệu quả, mỗi bên phải ý thức rõ về mục đích, hiểu rõ lập trường của mình và của người khác. Cần có được bầu không khí thân thiện, cởi mở, tin tưởng, mong gặp gỡ nhau để hiểu nhau hơn và để cùng nhau tìm ra hướng đi hiệu quả nhất.
Do hoạt động đối thoại được chính quyền địa phương chủ động tổ chức thường xuyên nên chính quyền đã nắm bắt những nhu cầu tôn giáo, tôn trọng và bảo hộ cho những hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ; nhanh chóng giải quyết các nhu cầu tôn giáo chính đáng và phù hợp pháp luật. Cũng có thể khẳng định rằng hoạt động tôn giáo ở Cần Thơ được ổn định như hiện nay là kết quả của hoạt động đối thoại.
Hiệu quả đối thoại giữa chính quyền với tôn giáo còn tạo ra sức lan toả đến quần chúng tín đồ, từ chính những hình ảnh, cử chỉ xã giao của lãnh đạo chính quyền và các vị chức sắc, chức việc cao cấp, từ kết quả đối thoại lâu dần đã tạo dựng được niềm tin trong tín đồ tôn giáo, hạn chế những lời nói hoặc hành động bộc phát tức thời để chờ thông qua đối thoại.
Đối thoại giữa nhà nước và tôn giáo là một việc làm cần thiết, không thể thiếu của một Nhà nước pháp quyền thế tục. Qua đối thoại, công chức nhà nước với lãnh đạo tôn giáo từng bước hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, hạn chế ảnh hưởng xấu của những bất đồng, bất cập, cùng nhau xác định nét tương đồng giữa đường hướng, tôn chỉ tôn giáo với mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành trách nhiệm được giao của mỗi bên. Qua đối thoại, các cơ quan chính quyền nhận được thông tin từ chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo để nghiên cứu, xem xét bổ sung, định hướng và đề ra những giải pháp tốt hơn trong công tác tiếp nhận, giải quyết hài hoà nhu cầu tôn giáo phù hợp pháp luật và thực tế địa phương. Mặt ngược lại, các chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo từng bước nâng cao tinh thần thượng tôn luật pháp, từng bước phân định ranh giới giữa pháp quyền với giáo quyền, giữa trách nhiệm công dân với trách nhiệm tín đồ, hài hòa giữa đời với đạo, giữa đời sống tôn giáo và đời sống xã hội./.
Lê Hùng Yên
[1] Theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo Cần Thơ, liên quan tôn giáo ở Cần Thơ đã có rất nhiều vụ việc phức tạp liên quan nhiều lĩnh vực. Đến 2015, còn 20 vụ việc phức tạp, thậm chí có 07 vụ việc tồn đọng trên 20 năm, tập trung đa phần liên quan đất đai, cơ sở thờ tự có nguồn gốc Công giáo, Tin lành.
1. Báo cáo kết quả tổ chức đối thoại về mức độ hài lòng trong cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tôn giáo của Ban tôn giáo thành phố Cần Thơ.
2. Báo cáo tình hình tôn giáo và Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo từ 2016 - 2022, của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ.
3. Chương trình công tác số 19/CTr-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2022 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)