Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ
Ngày 25/11/2021 11:33 đăng bởi vuhoang
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hòa hợp, cứu khổ độ sinh, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Bất kỳ thời nào, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã chứng minh, Phật giáo Việt Nam luôn có những con người phụng sự vì đạo pháp, vì dân tộc, làm lợi ích cho đất nước, giàu đẹp cho quê hương.
Thực hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo, trải qua 40 năm hình thành, phát triển, Phật giáo Cần Thơ đã phát huy tốt tinh thần “hộ quốc an dân”. Nhiều Tăng Ni, Phật tử tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước và các đoàn thể phát động; tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội như: xây nhà tình thương, cứu trợ nhân đạo, khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí... với số tiền hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Báo
cáo từ thiện xã hội (2018-2021) |
|
Năm |
Số
tiền |
2018 |
23.154.120.000đ |
2019 |
30.260.875.000đ |
2020 |
36.405.270.000đ |
Quý
III/2021 |
18.857.313.000đ |
Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, Phật giáo Cần Thơ cùng chung tay phòng, chống dịch bằng các việc làm thiết thực.
Người viết cảm nhận ở hai khía cạnh đạo pháp và dân tộc:
- Đối với đạo pháp: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ (BTS GHPGVN TPCT) đã có văn bản đề nghị đóng cửa các tự viện (treo bảng thông báo), ngừng sinh hoạt tôn giáo, cấm túc tại chỗ... (Thông báo số 38/TB-BTS ngày 16/3/2020, số 90/TB-BTS ngày 31/7/2020, số 77/TB-BTS ngày 31/5/2021 và Công văn số 90/BTS-VP ngày 14/7/2021); đồng thời kêu gọi, vận động Tăng Ni, Phật tử thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), khuyến cáo của Bộ Y tế, hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN, UBND thành phố và Ban Tôn giáo về phòng, chống dịch COVID-19.
Với chức năng là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp hoạt động Phật sự trong địa bàn tỉnh, Ban Trị sự vừa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, đồng thời cũng chia sẻ một phần trọng trách với Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương. Các Tăng Ni đa phần đều là lãnh đạo Ban Trị sự, trụ trì các tự viện, thậm chí là thành viên của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. Thông qua lời kêu gọi của quý vị sẽ phát huy sức mạnh đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong tầng lớp tín đồ, đóng góp một phần công sức không nhỏ để sớm chiến thắng đại dịch.
Tăng Ni Phật giáo quận Cái Răng ủng hộ nhu yếu phẩm chung tay phòng, chống dịch COVID-19
- Đối với dân tộc: Ban Trị sự vận động Tăng Ni, Phật tử ủng hộ nhu yếu phẩm cho người dân ở khu phong tỏa, khu cách ly, chốt kiểm soát dịch... với tổng giá trị tính đến nay là hơn 07 tỷ đồng [1].
Khi nhìn thấy hình ảnh Tăng Ni tận tay trao tặng các phần quà cho người dân (không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, vùng miền...) và lực lượng tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch đôi khi chúng ta chưa thể cảm nhận hết những khó khăn, gian khổ mà quý vị phải gánh vác. Để có được phần quà (gạo, mì, đường, bột ngọt, sữa, rau củ quả, nước uống, nước sát khuẩn, khẩu trang...) là cả quá trình chuẩn bị: test COVID-19 cho bản thân và tình nguyện viên, liên hệ thuê xe, tài xế (phải có kết quả xét nghiệm âm tính theo quy định), đi thu mua nông sản, nhu yếu phẩm, sắp xếp, phân loại, bỏ vào túi... tính toán lộ trình, thời gian, giấy đi đường, địa điểm, hình thức phát quà, xử lý các sự cố phát sinh,...
Chưa hết, nhiều Tăng Ni còn nấu cơm cháo và tham gia trực chốt phòng, chống dịch hằng ngày phải gồng mình chống chọi với nắng mưa, giông bão... Đôi lúc sức khỏe không cho phép nhưng quý vị vẫn thức khuya, dậy sớm, chịu thương chịu khó. Khi tham gia phòng, chống dịch quý vị cũng lường trước sự hiểm nguy, tiếp xúc nhiều người, dễ lây nhiễm, đánh đổi cả tính mạng... nhưng quý vị quyết chí không bao giờ chùn bước, nản lòng, sợ hãi... Thật cảm phục và trân quý vô cùng. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, truyền thống, giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta đã được Tăng Ni cụ thể hóa bằng hành động, việc làm ý nghĩa.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, quá trình công tác, đi cơ sở, tiếp xúc, trao đổi với Tăng Ni Phật giáo, người viết cảm nhận rằng để làm tốt công tác từ thiện là việc không hề đơn giản, phải có tinh thần hy sinh, chịu đựng, người khen thì nhiều mà người chê cũng không ít. Đây là vấn đề nhạy cảm, rất phức tạp, không khéo còn bị “hiểu nhầm”. Tuy nhiên, bằng tấm lòng từ bi, bác ái, vị tha... quý Tăng Ni luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tất cả vì sự ấm no, hạnh phúc của chúng sinh.
Sự cống hiến, phụng sự vì đạo pháp, vì dân tộc đã thực hiện đúng theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, đúng như lời phát nguyện nhận nhiệm vụ của Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, nhiệm kỳ 2017-2022: “Phát triển Phật giáo nhưng luôn đồng hành cùng dân tộc và đất nước” [2].
Phật giáo quận Bình Thủy ủng hộ nhu yếu phẩm chung tay phòng, chống dịch COVID-19
Nhìn lại chặng đường đã qua, quá trình hoạt động Phật giáo Cần Thơ luôn phát huy tốt giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo mình, luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Đó cũng là một trong những nội dung mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập đến.
Các quan niệm về các nguồn lực của các tôn giáo đều thống nhất ở những điểm sau: khẳng định vai trò của tôn giáo, coi những tác động tích cực của các tôn giáo là một trong những nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thừa nhận các nguồn lực của các tôn giáo ở hai phương diện: nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn ở nguồn lực tinh thần...[3].
Hiện nay, nếu cả nước có 16 tôn giáo, số tín đồ chiếm 27% dân số cả nước thì Cần Thơ có 13 tôn giáo, 387 cơ sở thờ tự, 504 chức sắc, 1.452 chức việc, 512.680 tín đồ chiếm hơn 40% dân số toàn thành phố. Riêng Phật giáo có 169 cơ sở Tự viện, 94 chức sắc, 300 chức việc, 119.019 tín đồ [4].
Ở khía cạnh tinh thần: quý vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành đều giữ vai trò quan trọng và có tác động tích cực trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Thực tế chứng minh rằng, khi một tôn giáo bất kỳ thực hiện nghĩa cử cao đẹp, cứu khổ độ sinh hay hành động nhỏ của một ai đó mang đậm tính nhân văn... thì tinh thần ấy sẽ rất nhanh chóng lan tỏa yêu thương, tạo được sự đồng thuận không chỉ trong các tổ chức tôn giáo mà còn tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của người dân.
Về vật chất: theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, giá trị vật chất các tôn giáo tại Cần Thơ thực hiện an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo năm 2021 tính đến tháng 9 là trên 67 tỷ đồng [5], trong đó Phật giáo là gần 19 tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều cá nhân chức sắc, chức việc, nhà tu hành... làm công tác từ thiện nhưng không nêu tên (pháp danh) và không báo cáo số liệu cho lãnh đạo tổ chức tôn giáo, Ban Trị sự, Ban Đại diện,...
Rõ ràng, nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần luôn tồn tại song song, có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Đó là những nhân tố tích cực, nhân văn trong tôn giáo, góp phần gìn giữ và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội...
Như vậy, nguồn lực của các tôn giáo đã tham gia vào tất cả các quá trình, lĩnh vực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó ưu thế, đóng góp tiêu biểu ở các lĩnh vực an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.
Cùng với các chính sách nhất quán, quan điểm, đường lối sáng suốt Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo... đã tạo được sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong các cá nhân, tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, giúp họ yên tâm phụng sự đạo pháp, dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
[1] Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TPCT.
[2] Văn kiện Đại hội
đại biểu GHPGVN TP.Cần Thơ, lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022, ngày 04-05/4/2017.
[3] Trung tá, Th.S
Nguyễn Ngọc Hương, Những điểm nổi bật về
tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (https://tuyengiao.vn), đăng ngày 30/6/2021.
[4] Ban Tôn giáo
TP. Cần Thơ, Báo cáo năm 2020.
[5] Số liệu thống
kê năm 2021 của Ban Tôn giáo TP. Cần Thơ.
Vũ Hoàng
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)