Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố
Ngày 25/11/2021 10:14 đăng bởi vantuan
Quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhất quán: Tín ngưỡng, tôn giáo
là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là
bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong những năm qua, các tôn giáo
trên địa bàn Cần Thơ đã đồng hành và có những đóng góp tích cực trong tiến
trình phát triển chung của thành phố.
“Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (ngày 09/8/2019 tại Đà Nẵng)
Thành
phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, là đầu mối giao thông liên kết của vùng cả đường hàng
không, đường thủy và đường bộ. Vì vậy, các tôn giáo chọn Cần Thơ để đặt trụ sở
của các giáo hội, hình thành và phát triển tổ chức tôn giáo.
Hiện
nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 13 tôn giáo (cả nước 16 tôn giáo) gồm:
Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cơ Đốc Phục Lâm, Baha’i, Phật đường Nam tông
Minh sư đạo, Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ, Phật giáo
Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và 01 Pháp môn Cao Đài
Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (7 tôn giáo ngoại sinh và 6 tôn giáo nội sinh) với
383 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, 503 chức sắc, 1.563 chức việc, với 492.433 tín
đồ, chiếm tỷ lệ hơn 40% dân số của thành phố.
Tỉ
lệ tín đồ tôn giáo ở Cần Thơ khá đậm đặc so với bình quân cả nước và bình quân
vùng Tây Nam Bộ, tín đồ đại đa số là nông dân và tầng lớp lao động. Trong thời
kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặc
biệt là trong quá trình hội nhập đã tác động mạnh đến tất cả mọi hoạt động xã
hội, trong đó có tôn giáo. Sự tác động đó đối với từng tôn giáo ở từng mức độ
khác nhau, nhưng nhìn chung xu hướng thượng tôn và tuân thủ luật pháp, đồng
hành cùng dân tộc từng bước trở thành xu thế chủ đạo, những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy hiệu quả, các tôn giáo hoạt động với
đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tham gia
tốt các hoạt động vì người nghèo, an sinh xã hội,….
Quá
trình đồng hành và phát triển, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần
Thơ luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các sở, ban ngành, thực hiện
nhất quán chủ trương, chính sách, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân, luôn đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong công tác tham
mưu, đề xuất, thanh, kiểm tra quá trình thực hiện và giải quyết các nhu cầu tôn
giáo, hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động và phát triển.
Mỗi
năm Ban Tôn giáo Cần Thơ mở từ 3 đến 5 hội nghị phổ biến chính sách pháp luật
cho trên 500 chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, hiểu rõ âm mưu của
các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá đất nước ta. Tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ của các tôn giáo về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
Nhà nước để trên cơ sở đó mỗi cá nhân tự giác tham gia các phong trào yêu nước,
lên án các hành vi sai trái của các đối tượng cực đoan. Giải quyết các nhu cầu
về giao đất cho các tôn giáo, xây dựng nâng cấp cơ sở thờ tự, tổ chức các cuộc lễ
đạo, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, đều được giải quyết
nhanh, kịp thời, tạo được lòng tin tưởng, phấn khởi của chức sắc, chức việc và
tín đồ các tôn giáo.
Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn thành phố hoạt động tôn giáo thuần túy, đúng theo các quy định của Nhà nước và đúng theo đường hướng hành đạo của từng tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực thể hiện rõ phương châm “lợi đạo - ích đời” góp phần vào quá trình phát triển chung của thành phố. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo luôn chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc; tích cực tham gia, đóng góp xây dựng chính quyền, đoàn thể (Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 29 chức sắc, chức việc trúng cử. Trong đó, Đại biểu HĐND thành phố 03; HĐND cấp quận, huyện 07; cấp xã, phường, thị trấn 19)
Đồng
bào các tôn giáo tham gia tích cực vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc với nhiều mô hình hay và hiệu quả như: Mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự
trong tôn giáo”; “Tuyến đường an toàn về an ninh trật tự”; “Cổng rào an ninh
trật tự”…cùng với công an, chính quyền các cấp giữ vững tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Các hoạt động tôn giáo ích nước,
lợi nhà phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của tín đồ được bảo đảm.
Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và phát huy,
trong đó có những lĩnh vực thế mạnh của các tôn giáo như: giáo dục (24 trường
Mầm non, với 5.807 học sinh, 16 lớp dạy nghề với 553 học viên, 9 điểm dạy trẻ mồ
côi với 531 học sinh), bảo trợ xã hội (5 cơ sở với 50 người), y tế, an sinh xã
hội, chung tay bảo vệ môi trường,…
Phong
trào yêu nước trong đồng bào các tôn giáo ngày càng tăng về số và chất. Các tôn
giáo, đồng hành cùng dân tộc “sống tốt đời, đẹp đạo” mở rộng và nâng cao chất
lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư" nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa văn minh, tích cực
tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”;…Đến nay, toàn thành phố có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới
(10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao) và 47/47 phường, thị trấn đạt
chuẩn văn minh đô thị, 04/04 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Hoạt
động từ thiện xã hội do các tổ chức, cá nhân tôn giáo đạt kết quả khá cao, các
công trình phúc lợi xã hội trong vùng có đông đồng bào tôn giáo được xây dựng
ngày càng nhiều. Ngoài ra, các tôn giáo còn chung tay đóng góp và làm từ thiện, nhân đạo như
cứu trợ thiên tai, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, xây dựng cầu,
đường giao thông nông thôn, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, vận
động mua xe cứu thương, cấp cháo, nước sôi miễn phí ở các bệnh viện,...Theo thống kê chưa đầy đủ
của Ban Tôn giáo Cần Thơ, bình quân mỗi năm các tôn giáo thực hiện từ thiện xã
hội khoảng 70 tỷ đồng, góp phần tích cực cùng chính
quyền thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,
nâng cao đời sống nhân dân thành phố.
Mục tiêu của đạo đức tôn giáo là hướng
con người đến những giá trị sống mang tính Chân - Thiện - Mỹ - Hòa. Thấu hiểu
những khó khăn của người dân trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các
tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tích cực phát huy đạo đức
tôn giáo với tinh thần chia sẻ yêu thương, hỗ trợ giúp đỡ bằng những việc làm
cụ thể, cùng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trao những phần
quà gồm những mặt hàng thiết yếu đến bà con vùng dịch, vùng phong tỏa; thực
hiện bếp nấu những phần cơm hỗ trợ đến các trạm, chốt thực hiện công tác kiểm dịch
và test nhanh; tổ chức các phiên chợ 0 đồng,…Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia đợt cao
điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Ban Đại diện Phật giáo
Hòa Hảo thành phố Cần Thơ đã trao số tiền 78 triệu đồng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thành phố Cần Thơ 100 triệu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thành
phố Cần Thơ 13.260.000 đồng,…đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố để ủng hộ công tác phòng chống dịch của thành phố.
Tôn giáo với hệ thống những “chuẩn mực
giá trị đạo đức” của mình. Những chuẩn mực giá trị đạo đức ấy không chỉ duy trì
trong quá trình thực hiện các nghi thức tôn giáo, mà còn điều chỉnh cả hành vi
của con người trong đời sống thường nhật khi ứng xử với những người trong gia
đình cũng như ngoài xã hội. Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ đã góp phần duy trì
đạo đức xã hội, đạo đức gia đình như: Phong trào cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu
thảo; Xây dựng gia đình văn hóa. Hoạt động các lễ trọng của tôn giáo không chỉ
của tín đồ các tôn giáo mà còn có sự tham gia rất đông của người dân thành phố
như: Lễ Noel của Công giáo; Lễ Vu lan của Phật giáo; Trại hè (Phật giáo, Công
giáo,...)
Tôn giáo ở Cần Thơ đã có những đóng góp
nhất định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, công trình
kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hội họa,…; đồng thời, góp phần chuyển tải các
giá trị văn hóa trong quá trình giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các
tôn giáo. Cần Thơ có 22 di tích được công nhận di tích lịch sử, văn hóa (10 cơ
sở là đình, chùa), là nơi duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì các hoạt
động tôn giáo, tín ngưỡng, nơi sinh hoạt cộng đồng và giáo dục đạo đức, nhân
cách, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị văn
hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi năm, trên địa bàn thành phố có khoảng 85 đến
100 cuộc lễ, hội của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thu hút đông đảo quần chúng
nhân dân, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, đã góp phần
cùng thành phố đón khoảng 8.869 triệu lượt khách (chiếm khoảng 10% cả nước), có
3 triệu lượt khách lưu trú, khoảng hơn 409 nghìn khách quốc tế trong năm 2019.
Thực tiễn công tác tôn giáo ở thành phố
Cần Thơ trong những năm qua, cho thấy sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban ngành, sự đồng tình ủng hộ của
chức sắc, tín đồ đã tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển nhanh theo hướng
các yếu tố tích cực ngày càng nhiều, các yếu tố tiêu cực ngày càng giảm, hoạt
động các tôn giáo đem lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội, góp phần vào quá trình
phát triển chung của thành phố. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa
XIV thông qua tại kỳ họp thứ 2 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 đã
khẳng định rõ hơn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và đưa trách nhiệm đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo lên một tầm cao mới bằng luật. Chủ trương,
chính sách pháp luật đã cơ bản hoàn chỉnh, vấn đề còn lại là sự vào cuộc của
các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của chức sắc, chức
việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo để làm cho hiệu quả của xu hướng tôn
giáo đồng hành và phát triển cùng thành phố Cần Thơ ngày càng thành công hơn./.
Tài liệu tham khảo:
1/ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo;
2/ Chỉ thị 18-CT/TW, ngày
10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới;
3/ Phát huy nguồn lực tôn giáo
trong phát triển đất nước, ThS. Lê Thị Liên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu
chính sách tôn giáo;
4/ Định
hướng phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước, TS. Bùi Thanh
Hà - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ;
5/
Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp số
09/CTr-BCA-MTTW về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc trong tình hình mới” giai đoạn 2013 - 2018;
6/
Báo cáo Kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh” năm 2019;
7/
Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2019 và phương hướng, nhiệm
vụ năm 2020;
8/
Báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020 và
chương trình công tác năm 2021
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)