Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch
Ngày 11/02/2020 10:17 đăng bởi vantuan
Đặt vấn đề
Nguồn lực tôn giáo, ThS. Lê Thị Liên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo cho rằng: Nguồn lực tôn giáo cơ bản và thường được thể hiện ở hai phương diện: nguồn lực tinh thần - đấy là những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo và nguồn lực vật chất - nguồn vốn xã hội. Hai loại nguồn lực này được thể hiện ở hai dạng hoạt động: hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội nhưng luôn song hành, thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một chủ thể là tổ chức tôn giáo. Ở bất cứ thời kỳ nào, các tổ chức tôn giáo luôn duy trì và phát triển song song hai loại hình hoạt động này. Bởi vì, hoạt động tôn giáo tách biệt khỏi hoạt động xã hội thì tôn giáo đó chỉ là hoạt động thực hành các lễ nghi tôn giáo một cách thuần túy "ĐẠO"; tôn giáo chỉ chú trọng hoạt động xã hội "ĐỜI" thì lại đánh mất tính tinh thần của tôn giáo. Do vậy, những cụm từ "đạo - đời", "sống đạo", "đồng hành" v.v... đã thể hiện nội hàm của hai vấn đề hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo. Do đó, hoạt động tôn giáo tốt chính là tiền đề để tổ chức tôn giáo hoạt động xã hội tốt và ngược lại hoạt động xã hội tốt chính là cơ sở để phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong cộng đồng, đồng nghĩa với việc phát huy ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội.
“Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (ngày 09/8/2019 tại Đà Nẵng)
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là đầu mối giao thông liên kết của vùng cả đường hàng không, đường thủy và đường bộ. Vì vậy, các tôn giáo chọn Cần Thơ để đặt trụ sở của các giáo hội, hình thành và phát triển tổ chức tôn giáo, là nguồn lực để Cần Thơ phát huy trong xây dựng và phát triển thành phố, phát triển văn hóa du lịch theo Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 01-8-2016, của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch: “Phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch thành phố Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố…”.
Nguồn lực tinh thần của tôn giáo góp phần phát triển văn hóa, du lịch
Nguồn lực tinh thần của tôn giáo chính là giá trị đạo đức, văn hóa tôn giáo, được thể hiện trong hệ thống triết lý, giáo lý và những điều răn nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của tín đồ và được tín đồ tin theo một cách tự nguyện, tự giác. Giá trị đó, ngoài việc bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức chung như sống hiếu thảo, trung thực, nhân ái, hướng tới điều lành, tránh xa điều ác. Trong hoạt động tôn giáo, thông qua các lễ thức các chức sắc tôn giáo luôn lấy đó làm chuẩn mực để khuyên dạy tín đồ thực hiện.
Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Xuân “Tôn giáo là văn hóa; tôn giáo là môi trường tiếp biến, giao lưu văn hóa và tôn giáo là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa”. Trong lịch sử dân tộc, văn hóa, đạo đức tôn giáo không bất biến mà luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp với đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận. Phật giáo đã làm sâu sắc và phong phú những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam như: quan niệm về tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, lục hòa cộng trụ hay về luật nhân quả. Giá trị đạo đức của Công giáo được thể hiện ở 10 điều răn, trong đó có 7 điều khuyên răn về đạo đức làm người như: Thảo kính cha mẹ; không được giết người; không được dâm dục; không được gian tham lấy của người khác; không được làm chứng dối, che giấu sự gian trá; không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác; không được ham muốn của cải trái lẽ. Đạo Cao Đài lại cho thấy khả năng tích hợp các văn hóa, tín ngưỡng khác nhau của một tôn giáo: Từ Chúa Giê-su, đến Đức Phật Thích ca mâu ni; cả thánh nhân và hiền nhân; cả nhà khoa học đến nhà chính trị học, từ phương Đông qua phương Tây.. đều được người sáng lập đạo Cao Đài sùng bái, tôn vinh ngang hàng nhau…Những chuẩn mực này góp phần không nhỏ trong nguyên tắc ứng xử phù hợp trong xã hội và duy trì đạo đức xã hội.
Giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo không chỉ bó hẹp trong phạm vi thực hành lễ nghi tôn giáo ở trong một không gian thiêng, mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong làm ăn kinh tế, chuẩn mực đạo đức tôn giáo khuyên tín đồ không tìm kiếm, làm giàu từ những việc làm bất chính vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi tín đồ có niềm tin tôn giáo thì trách nhiệm trong hoạt động kinh tế, xã hội được thực hiện bằng chính niềm tin, tinh thần hăng say lao động và làm giàu “chính đáng”. Ở đó, niềm tin đạo đức, giới răn, chuẩn mực của tôn giáo ảnh hưởng tích cực đến chủ thể làm kinh tế, đến mục tiêu, phương thức thực hiện. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế không xa rời đạo đức xã hội.
Bên cạnh hệ thống triết lý sâu sắc, các tôn giáo còn đóng góp vào văn hóa dân tộc bằng những công trình mang những giá trị nhân văn sâu sắc như kiến trúc, hội họa, điêu khắc độc đáo mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc và cả nét kiến trúc Đông, Tây
Phật giáo đã góp phần làm nên các công trình mỹ thuật đặc sắc chùa, tháp, tượng...; các công trình nhà thờ với kiến trúc phương Tây của Công giáo; các công trình kiến trúc của Cao Đài;…đã góp phần truyền tải giá trị tôn giáo và giá trị văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa tôn giáo gần gũi, quen thuộc hơn với văn hóa Việt Nam và ngược lại văn hóa Việt Nam được diễn tả trong các lễ nghi đặc sắc của tôn giáo.
Thành phố Cần Thơ, có 1.889 chức sắc, chức việc và 508.236 tín đồ đó là những công dân, những tín đồ làm lực lượng nòng cốt để thảnh phố tuyên truyền vận động, triển khai xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh lịch” theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm 2019, thành phố có trên 95% gia đình đạt chuẩn văn hóa (trong đó có gia đình tín đồ các tôn giáo) và nhiều vị chức sắc, chức việc là hạt nhân của nhiều phong trào, mô hình văn hóa của thành phố, có 1.112 đại biểu là thành viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố, Ban Đoàn kết Công giáo các quận huyện, Hội đồng Mục vụ, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố, chức việc, giáo lý viên Phật giáo Hòa Hảo, 231 chức sắc Phật giáo, 221 chức sắc, chức việc các hệ phái Cao Đài và Tin Lành tham gia.
Các cơ sở thờ tự của tôn giáo ở Cần Thơ, được xây dựng cùng với quá trình hình thành và phát triển của mỗi tôn giáo, với nhiều kiến trúc độc đáo, sắc sảo, tôn nghiêm mang đậm dấu ấn riêng của từng tôn giáo, có 10 cơ sở là di tích lịch sử cấp quốc gia, thành phố và là điểm đến chiêm ngưỡng, du lịch tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. Chùa Pitu Khôsa Răngsay, phường An Cư quận Ninh Kiều mỗi năm ước tính đón khoảng 70.000 lượt khách, trong đó có khoảng 20.000 lượt khách quốc tế của 80 quốc gia; Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền, hàng năm đón khoảng 500.000 lượt khách, trong đó có khoảng 2.000 khách quốc tế; chùa Phật Học, phường Tân An quận Ninh Kiều, hàng năm đón khoảng 34.000 lượt khách, trong đó có khoảng 4.000 khách quốc tế; chùa Munirăng Sây, chùa Long Quang, chùa Khánh Quang, nhà thờ Chánh Tòa, Đình Bình Thủy, chùa Ông,…
Nguồn lực vật chất của tôn giáo góp phần phát triển văn hóa, du lịch
Nguồn lực vật chất của tôn giáo được kết hợp bởi hai yếu tố nguồn nhân lực và nguồn vốn.
Nguồn nhân lực, nguồn vốn của tôn giáo khi kết hợp với niềm tin tôn giáo không chỉ tạo ra của cải vật chất, mà còn thôi thúc các tổ chức và cá nhân tôn giáo nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các hoạt động an sinh xã hội một cách hiện quả và bền vững. Cùng với quá trình truyền giáo, các tôn giáo đã tham gia và hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, các phong trào từ thiện nhân đạo,…góp phần phát triển đất nước.
Dân số thành phố Cần Thơ với hơn 1.231.171 đã có đến 40% là tín đồ các tôn giáo và 383 cơ sở thờ tự là nguồn nhân lực, vật lực quan trọng trong xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch,… của thành phố. Trong những năm qua các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, đóng góp sức người, sức của chung tay cùng nhân dân làm cho đời sống của người dân, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều thay đổi: hệ thống giao thông cầu đường được bê tông hóa, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm. Các chức sắc tôn giáo luôn động viên tín đồ tích cực tham gia các phòng trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời - đẹp đạo, xây dựng khu dân cư không có tệ nạn xã hội...; xây dựng nhiều mô hình dân vận khéo trong tăng gia sản xuất và phát triển kinh tế,. Các tổ chức tôn giáo đã từng bước nâng cao tính tự quản của cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, góp phần bài trừ các tập tục lạc hậu, hạn chế được các loại tệ nạn xã hội, tạo môi trường tốt phục vụ phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch miệt vườn, du lịch tâm linh,…
Đến nay, toàn thành phố có 82/85 xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa trong Phong trào “TDĐKXDĐSVH” (Trong đó có 34 “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, 32 “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, 16 “Xã, phường thị trấn văn hóa”); 02 huyện được công nhận Huyện nông thôn mới.
Tổng lượt khách đến: Năm 2019, thành phố Cần Thơ ước đón 8.869.065 lượt khách du lịch, tăng 4,6% so với cùng kỳ, đạt 104% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp lưu trú phục vụ 3.006.715 lượt khách, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 105,9% kế hoạch năm. Trong đó, số khách quốc tế lưu trú ước đạt 409.023 lượt khách, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 104,9% kế hoạch năm. Khách nội địa lưu trú ước đạt 2.597.692 lượt, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106% kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch: Ước đạt 4.435,3 tỉ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 105,6% kế hoạch năm. Kết quả của các họat động trên đều có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức tôn giáo.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/8/2016 của Thành ủy Cẩn Thơ “Về đẩy mạnh phát triển du lịch”; Kế hoạch số 110/KH-UBND, ngày 21/7/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Chương trình số 21-Ctr/TU ngày 12/5/2017 của Thành ủy Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và đẩy mạnh phong trào “TDĐKXDĐSVH”, xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị; xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ – Năng động – Nhân ái – Hào hiệp – Thanh lịch” theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX)
Năm 2020, là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trên tinh thần đó, chủ đề năm 2020 của thành phố là “Thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố’ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp của thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025”.
Để phát huy văn hóa đạo đức của các tôn giáo làm giàu, làm mới, lưu giữ và nuôi dưỡng những nét đẹp của văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để các tôn giáo gắn bó đồng hành cùng dân tộc, gắn bó trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội, góp phần phát triển văn hóa du lịch của Cần Thơ. Thành phố cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp hơn.
Một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch Cần Thơ
1. Nhìn nhận khách quan về nguồn lực của tổ chức tôn giáo
Tôn giáo là một thực thể xã hội tồn tại khách quan và mang trong mình những giá trị tích cực. Số lượng tín đồ tôn giáo là nguồn nhân lực của đất nước, không chỉ là người trực tiếp làm ra của cải (nguồn vốn) để phát triển đất nước. Nguồn nhân lực đó có niềm tin tôn giáo sẽ làm tăng tính hiệp thông giữa những người cùng đức tin, tạo nên sức mạnh, tính cố kết cộng đồng cao, là những hạt nhân quan trọng làm nên đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và là lực lượng quần chúng góp phần ổn định, phát triển đất nước, xây dựng và phát triển thành phố.
Để phát huy được nguồn lực này lực lượng cán bộ công chức và lãnh đạo các sở ban ngành của thành phố cần phải nêu cao nhận thức sâu sắc của Đảng về công tác tôn giáo hiện nay theo đúng tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Đánh giá khách quan, nhận định đúng vai trò của các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo xây dựng đường hướng hành đạo tích cực, gắn bó đồng hành cùng dân tộc: Phật giáo:“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”; Công giáo:“Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; Tin Lành:“Sống Phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”; Cao Đài:“Nước Vinh, Đạo sáng”; Phật giáo Hoà Hảo:“Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”,…. Tư duy cần mở rộng hơn hướng đến phương diện nhân văn, văn hoá để khai thác tính tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội và phát huy thế mạnh của từng tôn giáo (Công giáo vâng phục cao, chặt chẽ về giáo quyền,… xây dựng giáo dân, chức sắc Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân; Phật giáo, có số lượng Phật tử đông và người dân có tình cảm với Phật giáo, phát huy khả năng "huy động vốn" vào các công trình phúc lợi, phong trào an sinh xã hội; đạo Tin Lành, có mối quan hệ quốc tế rộng (Mỹ, Hàn Quốc, một số nước Châu Âu,..) Tăng cường mối quan hệ quốc tế; đạo Cao Đài về đạo đức xã hội, văn hóa dân tộc, nhạc lễ; Phật giáo Hòa Hảo về từ thiện, nhân đạo xã hội;…).
2. Phối hợp các sở, ban, ngành trong giải quyết các hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo phát huy nguồn lực trong phát triển văn hóa, du lịch.
“Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng” (Nghị quyết số 25-NQ/TW (2003).
Nhưng trong thời gian qua việc phối hợp thực hiện giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập trong công tác tham mưu, biện pháp giải quyết, thông tin và hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ này.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực 01/01/2018, theo hướng mở rộng (đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo,…) tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tham gia trên nhiều lĩnh vực, có mối quan hệ rộng hơn và phân quyền giải quyết các vấn đề tôn giáo hướng về cơ sở. Thành phố nên ban hành, cơ cấu lại thành phần Ban chỉ đạo công tác tôn giáo, dân tộc bổ sung các ngành còn thiếu (Sở Ngoại vụ; Sở LĐ TB &XH, Sở VHTT&DL…) và xây dựng lại quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công cụ thể thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng địa phương để kịp thời nắm bắt tham mưu và tham gia giải quyết tại các địa phương; tăng cường công tác giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc các cấp trên lĩnh vực tôn giáo và sự phối hợp quản lý giữa chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các đơn vị trong việc khai thác du lịch tôn giáo.
Cập nhật bổ sung nội dung quy chế phối hợp, trong việc chủ động nghiên cứu và giải quyết các lĩnh vực do ngành phụ trách liên quan đến tôn giáo; việc tham gia họp xét đơn phải đảm bảo đúng thành phần (ngành nào cử cán bộ họp thay phải có ý kiến bằng văn bản của người có thẩm quyền).
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy nguồn lực du lịch tại các cơ sở tôn giáo được công nhận di tích.
3. Phát huy giá trị văn hóa kiến trúc các cơ sở tôn giáo
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo (khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo)
Các tôn giáo trong quá trình hình thành, truyền bá và phát triển đã tiến hành xây dựng các cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo và thực hành các lễ nghi tôn giáo, mỗi công trình tôn giáo đều có nét kiến trúc riêng của từng tôn giáo, kế thừa mang đậm nét văn hóa dân tộc.
Cần Thơ có 383 cơ sở thờ tự (10 cơ sở là di tích được công nhận di tích lịch sử, văn hóa), nhiều kiến trúc nghệ thuật tôn giáo mang dấu ấn giá trị lịch sử được lưu giữ như: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, chùa Nam Nhã đường, chùa Phật Học, chùa Long Quang, chùa Pitu KhôSa Răngsây; chùa Munirăng Sây,…, là nơi duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; là nơi sinh hoạt cộng đồng và giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và là điểm đến của nhiều du khách đến chiêm ngưỡng và bày tỏ niềm tin tôn giáo.
Đẩy mạnh việc thực hiện Công văn 2673/UBND-VX của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong việc triển khai Thông tư 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Các cơ sở tôn giáo công nhận là di tích – lịch sử cần phải được cập nhật, rà soát, kiểm tra và có kế họach lưu giữ các giá trị được công nhận, thường xuyên được trùng tu, tôn tạo, xây dựng điểm đến của tour du lịch và xúc tiến xây dựng thiết kế liên kết thành tour du lịch tâm linh của thành phố. Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, con người Cần Thơ thân thiện mến khách, du lịch tâm linh còn góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, góp phần gìn giữ bảo vệ các giá trị văn hóa tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo, để vừa phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng đồng và vừa phát triển du lịch, khai thác cảnh quan miệt vườn sông nước, văn hóa truyền thống Nam Bộ gắn với du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy các loại hình du lịch khác, tạo sự đa dạng cho du lịch Cần Thơ, đóng góp tích cực vào phát triển chung của thành phố./.
ThS Phạm Văn Tuấn
Trưởng Phòng Nghiệp vụ 2 - Ban Tôn giáo Cần Thơ
Tài liệu tham khảo:
1/ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo;
2/ Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới;
3/ Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước, ThS. Lê Thị Liên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo;
4/ Định hướng phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước, TS. Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ;
5/ Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” giai đoạn 2013 – 2018;
6/ Báo cáo Kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2019;
7/ Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020;
8/ Báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo năm 2019 và chương trình công tác năm 2020.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (18/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)