Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội
Ngày 06/10/2022 10:37 đăng bởi vantuan
1. Quá trình hình
thành HĐGMVN.
Công giáo truyền vào Việt Nam từ năm 1533 đến năm 1934 (sau 4 thế kỷ) Cộng đồng Đông Dương mới họp bàn chính thức về việc thiết lập hàng giáo phẩm ở Việt Nam và sau 26 năm chuẩn bị đến ngày 24/11/1960. Giáo hoàng Gioan XXIII đã ra Sắc chỉ “Venerabilum Nostrorum” về việc xác lập phẩm trật Giáo hội tại Việt Nam. Sắc chỉ được công bố ngày 8/12/1960 với nội dung “…tất cả các địa phận kể trên từ nay sẽ trao cho giáo sĩ triều Việt Nam quản nhậm, ta cũng ban cho các địa phận vừa nói và các địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ chính tòa cũng như các giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng. Đối với các giám mục lãnh đạo. Ta còn đặc trọng trách và nhiệm vụ. Tất cả các địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh bộ Truyền giáo…” [1] Sắc chỉ là cơ sở để hình thành Hội đồng Giám mục điều hành hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam (GHCGVN), kể từ đây, GHCGVN sẽ do hàng giáo phẩm Việt Nam quản lý, điều hành và là tiền đề để xây dựng vị thế của các giáo sĩ Việt Nam đối với Giáo hội, cũng như việc thành lập HĐGMVN sau này.
Cùng
với việc thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, 03 Tổng giám mục (Hà Nội, Huế, Sài
Gòn), các giáo phận cũ từ hiệu tòa nâng lên chính tòa, các giáo phận mới tiếp tục
được thành lập (Long Xuyên-1960; Đà Nẵng-1963; Xuân Lộc-1965; Phú Cường-1965; Buôn Mê Thuột-1967),
các giám mục Việt Nam tiếp tục được Tòa thánh tấn phong. Trong vòng 15 năm (từ
1960 – 1975) GHCGVN có 35 giám mục được tấn phong trong độ tuổi còn trẻ như: Giám
mục Nguyễn Văn Dụ (38 tuổi); Giám mục Nguyễn Kim Điền (40 tuổi); Giám mục Nguyễn
Văn Thuận (39 tuổi);…
Việc
thành lập củng cố tổ chức và nhân sự, các giám mục Công giáo Việt Nam tăng cường
tham gia các diễn đàn Công giáo thế giới như: tham dự Cộng đồng Va ti căng II
(1962 – 1965), các khóa họp của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới (1967, 1974);
tham dự Hội đồng Giám mục Á châu tại Manlia (1970); Liên hiệp Hội đồng Giám mục
Á châu tại Hồng Kông (1973) và các hoạt động khác của Giáo hội Rô-ma. Tuy nhiên,
do hoàn cảnh chiến tranh xảy ra trên cả 2 miền Nam, Bắc nên đến năm 1975 hoạt động
của Hội đồng Giám mục chủ yếu diễn ra ở miền Nam.
Chỉ
sau khi chấm dứt chiến tranh, Việt Nam thống nhất các giám mục Việt Nam thấy cần
thiết lập Hội đồng Giám mục thống nhất chung trong cả nước. Đầu năm 1980, một hội
nghị trù bị được tổ chức tại Tòa Giám mục Hà Nội do Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn
Căn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chủ trì chuẩn bị cho Đại hội chính thức
và sau đó Đại hội lần thứ nhất các Giám mục Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày
24/4 đến ngày 01/5/1980 với sự tham dự của 33 giám mục. Đại hội đã thành lập
HĐGMVN trụ sở đặt tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, 40 phố Nhà Chung, Hà Nội.
HĐGMVN là một tổ chức gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ ở
các giáo phận tại Việt Nam và các giám mục hiệu tòa khác đang đảm nhận một nhiệm
vụ do Tòa thánh hay HĐGMVN ủy thác.
Mục
đích của HĐGMVN là xây dựng Giáo hội Màu nhiệm – Hiệp thông – Truyền giáo và phục
vụ con người trong xã hội. nhiệm vụ là cổ vũ sự liên đới giữa giám mục các giáo
phận, để phát huy lợi ích cho Giáo hội bằng các hình thức tông đồ và các phương
pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại trong tinh thần gắn bó với dân tộc và
đất nước. HĐGMVN vẫn luôn tôn trọng quyền bính của các giám mục giáo phận là
quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp [2].
Cơ
cấu tổ chức HĐGMVN gồm; Ban Thường vụ, giúp việc cho Ban Thường vụ có Văn
phòng. Tổng Thư ký và các Ủy ban Giám mục.
HĐGMVN
họp định kỳ 3 năm đại hội một lần và hàng năm có hội nghị thường niên, khi có vấn
đề quan trọng HĐGMVN có thể họp hội nghị ngoại lệ do quyết định của giám mục chủ
tịch hoặc do yêu cầu của 2/3 các thành viên Ban thường vụ hoặc 1/3 các thành
viên của HĐGMVN.
Nội
dung đại hội, trao đổi công tác mục vụ, tìm hướng giải quyết các vấn đề chung của
Giáo hội, thành lập các Ủy ban Giám mục; soạn thảo lấy ý kiến về quy chế HĐGMVN
và các Ủy ban Giám mục, ra các văn bản như thư chung, thư mục vụ, hay thông
cáo, các văn bản này phải được Tòa thánh phê chuẩn, các giám mục phải chấp nhận
và thi hành, bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Ủy ban, hình thức bầu bằng phiếu
kín. Tất cả các thành viên tham dự đại hội phải giữ bí mật về các vấn đề thảo
luận trừ những gì Đại hội đồng ý cho phổ biến.
Văn
phòng Tổng Thư ký HĐGMVN gồm có các Giám mục Tổng Thư ký, các giám mục phó Tổng
thư ký và các linh mục thư ký. Nhiệm vụ là tham dự các hội nghị của HĐGMVN. Ban
Thường vụ và các Ủy ban Giám mục nếu xét thấy cần thiết, soạn thảo chương trình
nghị sự của các hội nghị HĐGMVN và Ban Thường vụ. Lập biên bản các hội nghị,
lưu giữ hồ sơ của HĐGMVN, liên lạc với các giám mục tại Việt Nam và với các
HĐGM thế giới, phổ biến các quyết định của HĐGMVN, phúc trình các hoạt động của
Ban Thường vụ trong hội nghị thường niên của HĐGM.
Theo
quy chế 3 năm HĐGMVN đại hội một lần và hàng năm có các kỳ hội nghị thường
niên. Kể từ Đại hội lần thứ nhất năm 1980 đến năm 2019 là Đại hội thứ XIV của
HĐGMVN. Trải qua quá trình hình thành và phát triển HĐGMVN không ngừng trưởng
thành cả về số lượng và hoạt động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung của
Giáo hội hoàn vũ, cũng như khu vực châu Á, đăng cai, tổ chức nhiều hội nghị,
các hoạt động lớn của Giáo hội, xây dựng GHCGVN ngày một lớn mạnh, chung tay
cùng các tôn giáo bạn đóng góp cho sự phát triển của đất nước Việt Nam.
2. HĐGMVN từ Đại hội
lần thứ I đến Đại hội lần thứ XIV.
2.1. Ban Thường vụ:
Ban
Thường vụ là đại diện của HĐGMVN, có nhiệm vụ thúc đẩy việc thực hiện các quyết
định của HĐGMVN, đề ra chương trình nghị sự cho hội nghị của HĐGMVN, bảo đảm
tính liên tục trong các đường hướng mục vụ chung của HĐGMVN, giải quyết các vấn
đề thông thường giữa các lần hội nghị của HĐGM, tổ chức việc bầu Ban Thường vụ
nhiệm kỳ mới [3]. Cơ cấu Ban Thường vụ gồm: Giám mục Chủ tịch, một hay nhiều
Giám mục Phó chủ tịch, Giám mục Tổng Thư ký, một hay nhiều Giám mục Phó Tổng
Thư ký. Ban Thường vụ họp thường kỳ 1 hay 2 lần trong năm, khi cần có thể họp bất
thường, để phiên họp Ban Thường vụ có giá trị pháp lý, cần 2/3 số thành viên hiện
diện.
Đại
hội lần I (nhiệm kỳ 1980 – 1983). Ban Thường vụ được bầu 7 người, gồm: 01 Chủ tịch
(Hồng y Trịnh Văn Căn), 02 Phó Chủ tịch (Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình, Tổng
Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền). 01 Tổng Thư
ký Giám mục Nguyễn Tùng Cương, giáo phận Hải Phòng) và 03 Phó Tổng Thư ký đại
diện cho 3 Tổng Giáo phận: Hà Nội (Giám mục Phạm Đình Tụng); thành phố Hồ Chí
Minh (Giám mục Phó Lê Phong Thuận, giáo phận Cần Thơ) và Huế (Giám mục phó Nguyễn
Quang Sách, giáo phận Đà Nẵng).
Đại
hội lần II (nhiệm kỳ 1983 – 1986): Ban Thường vụ vẫn 7 người như đại hội lần I.
Các chức danh Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 03 Phó Tổng Thư ký đại diện cho 3 tổng
giáo phận vẫn giữ nguyên như Đại hội I. Chức danh Tổng Thư ký thay bằng Giám mục
phụ tá Nguyễn Văn Sang (Hà Nội) .
Đại
hội lần III (nhiệm kỳ 1986 – 1989). Ban Thường vụ 7 người. Các chức danh Chủ tịch,
02 Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và 02 Phó Tổng Thư ký vẫn giữ nguyên như Đại hội lần
II, chỉ có Phó Tổng Thư ký đại diện cho Tổng giáo phận Huế do Giám mục Trần
Thanh Chung, giáo phận Kon Tum phụ trách.
Đại
hội lần IV (nhiệm kỳ 1989 – 1992); Ban Thường vụ 7 người; Chủ tịch (Giám mục
Nguyễn Minh Nhật, giáo phận Xuân Lộc); 02 Phó Chủ tịch (Giám mục Nguyễn Huy
Mai, giáo phận Buôn Ma Thuột và Giám mục Nguyễn Văn Sang, giáo phận Thái Bình);
01 Tổng Thư ký (Giám mục Lê Phong Thuận, Giáo phận Cần Thơ) và 03 Phó Tổng Thư
ký: Hà Nội (Giám mục Phạm Đình Tụng), thành phố Hồ Chí Minh (Giám mục Huỳnh Văn
Nghi) và Huế vẫn là Giám mục Trần Thành Chung.
Đại
hội lần V (nhiệm kỳ 1992 – 1995): Ban Thường vụ 7 người, gồm 01 Chủ tịch (Giám
mục Nguyễn Minh Nhật), 02 Phó Chủ tịch (Giám mục Huỳnh Đông Các, giáo phận Quy
Nhơn và Giám mục Nguyễn Văn Sang), 01 Tổng thư ký (Giám mục Lê Phong Thuận) và
03 Phó Tổng Thư ký như Đại hội lần IV.
Đại
hội lần VI (nhiệm kỳ 1995 – 1998). Ban Thường vụ 7 người, gồm: 01 Chủ tịch (Hồng
y Phạm Đình Tụng), 02 Phó Chủ tịch (Giám mục Huỳnh Văn Nghi và Giám mục Nguyễn
Văn Hòa, giáo phận Nha Trang), 01 Tổng Thư ký (Giám mục Nguyễn Sơn lâm, giáo phần
Thanh Hóa) và 03 Phó Tổng Thư ký: Hà Nội (Giám mục phụ tá Lê Đắc Trọng, giáo phận
Hà Nội), TP. Hồ Chí Minh (Giám mục Phạm Minh Mẫn) và Huế vẫn là Giám mục Trần
Thành Chung.
Đại
hội lần VII (nhiệm kỳ 1998 – 2001), Ban Thường vụ 7 người vẫn giữ nguyên như
nhiệm kỳ VI. Phó Tổng Thư ký đại diện cho 3 Tổng giáo phận gồm: Hà Nội giữa
nguyên, TP. Hồ Chí Minh (Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, giáo phận Đà Lạt) và Huế
(Giám mục phó Nguyễn Văn Nho, giáo phận Nha Trang).
Đại
hội lần VIII (nhiệm kỳ 2001 – 2004), đây là Đại hội mở đầu cho việc đơn giản cơ
cấu Ban Thường vụ và bỏ 03 chức vụ Phó Tổng Thư ký đại diện 03 Tổng Giáo phận.
Ban Thường vụ từ 7 người xuống 4, gồm: 01 Chủ tịch (Giám mục Nguyễn Văn Hòa),
01 Phó Chủ tịch (Hồng y Phạm Minh Mẫn), 01 Tổng Thư ký (Giám mục Nguyễn Soạn,
giáo phận Quy Nhơn) và Phó Tổng Thư ký (Giám mục Ngô Quang Kiệt).
Đại
hội lần IX (nhiệm kỳ 2004 – 2007), Ban Thường vụ giữ nguyên như Đại hội lần
VIII.
Đại
hội lần X (nhiệm kỳ 2007 – 2010), Ban Thường vụ giữ nguyên 4 người gồm: Chủ tịch
(Giám mục Nguyễn Văn Nhơn), 01 Phó Chủ tịch (Giám mục Nguyễn Chí Linh, giáo phận
Thanh Hóa), 01 Tổng Thư ký (Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt) và 01 Phó Tổng Thư ký
(Giám mục Võ Đức Minh, giáo phận Nha Trang).
Đại
hội lần XI (nhiệm kỳ 2010 – 2013), Ban Thường vụ giử nguyên như Đại hội X, chỉ
thay Tổng Thư ký là Giám mục Hoàng Văn Đạt, giáo phận Bắc Ninh, Phó Tổng Thư ký
là Giám mục Nguyễn Văn Khảm.
Đại
hội lần XII (nhiệm kỳ 2013 – 2016), Ban Thường vụ gồm 4 người: Chủ tịch (Phó Tổng
Giám mục Bùi Văn Đọc, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh), 01 Phó Chủ tịch (Tổng
Giám mục Nguyễn Văn Hồng, Tổng Giáo phận Huế), Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký vẫn
giữ nguyên như Đại hội XI.
Đại
hội lần XIII (nhiệm kỳ 2016 – 2019), Ban Thường vụ gồm 4 người: Chủ tịch (Giám
mục Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hóa), 01 Phó Chủ tịch (Giám mục Nguyễn
Năng, giáo phận Phát Diệm), Tổng Thư ký (Giám mục Nguyễn Văn Khảm, giáo phận Mỹ
Tho), Phó Tổng Thư ký (Giám mục Vũ Văn Thiên, giáo phận Hải Phòng).
Đại
hội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2019 – 2022) diễn ra tại Giáo phận Hải Phòng, Ban Thường
vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ XIII tiếp tục tái cử; Đức Tổng Giám mục
Giuse Nguyễn Chí Linh tiếp tục đắc cử Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch (Giám mục Giuse
Nguyễn Năng, giáo phận Phát Diệm, Tổng giám mục, Tổng giáo phận thành phố Hồ
Chí Minh); Tổng Thư ký (Giám mục Nguyễn Văn Khảm; giáo phận Mỹ Tho); Phó Tổng
Thư ký (Giám mục Vũ Văn Thiên, giáo phận Hải Phòng).
Qua
14 kỳ Đại hội Ban Thường vụ được tinh giảm từ 7 người xuống còn 4 người. Ban
Thường vụ thường được phân bổ cho 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh
và thường giữ 02 nhiệm kỳ, có trường hợp 03 nhiệm kỳ (3 Đại hội đầu tiên).
Trong
3 tổng giáo phận thì Tổng Giáo phận Hà Nội có nhiều hồng y, tổng giám mục, giám
mục giữ chức vụ Chủ tịch (8 Đại hội I, II,III,IV,VII,XI,XIII, XIV) và Tổng Thư
ký HĐGMVN (8 Đại hội I,II,III,VI,VII,X,XI,XII); đặc biệt Đại hội XI, XIII và
XIV có 3/4 chức vụ trong Ban Thường vụ là các giám mục thuộc Tổng Giáo phận Hà
Nội.
2.2. Các Ủy ban
Giám mục (UBGM).
Các
UBGM do HĐGM thành lập trong các kỳ đại hội và đứng đầu mỗi ủy ban là 01 giám mục.
Các UBGM giúp HĐGMVN thi hành trách nhiệm mục vụ trong một lĩnh vực chuyên biệt,
chịu trách nhiệm trước UBGM và phải báo cáo đường hướng và sinh hoạt cho HĐGM đề
cử và chấp thuận, nhiệm kỳ 3 năm. Mỗi UBGM soạn thảo một nội quy riêng xác định
đường hướng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức nhân sự [4]. Các UBGM sau khi thành
lập sẽ triển khai hoạt động ở cấp giáo phận, thành lập ban do 01 linh mục chủ tịch
và nhiều linh mục tham gia thành viên.
Đại
hội I; thành lập 3 UBGM. UBGM về Phụng tự do Giám mục Bùi Tuần làm Chủ tịch;
UBGM về linh mục tu sĩ và chủng sinh do Giám mục Huỳnh Đông Các làm Chủ tịch;
UBGM về Giáo dân do Giám mục Phan Thế Hinh làm Chủ tịch.
Từ
Đại hội I đến Đại hội lần thứ VI số UBGM vẫn là 3, chỉ thay đổi các Giám mục giữ
chức vụ Chủ tịch cụ thể:
Đại
hội lần II; UBGM về Phụng tự và UBGM về linh mục, tu sĩ và chủng sinh vẫn giữ
nguyên như Đại hội I; UBGM về Giáo dân do Giám mục Phạm Tấn làm Chủ tịch.
Đại
hội lần III; UBGM vể Phụng tự do Giám mục Nguyễn Sơn Lâm làm Chủ tịch; UBGM về
linh mục, tu sĩ và chủng sinh do Giám mục Nguyễn Văn Hòa làm Chủ tịch; UBGM về
Giáo dân vẫn do Giám mục Phạm Tấn làm Chủ tịch.
Đại
hội lần IV; UBGM về Phụng tự và UBGM về linh mục, tu sĩ và chủng sinh vẫn giữ
nguyên như Đại hội III. UBGM về Giáo dân do Giám mục Phạm Văn Nẫm làm Chủ tịch.
Đại
hội lần V; UBGM về Phụng tự và UBGM về Linh mục, tu sĩ và chủng sinh vẫn giữ
nguyên như Đại hội IV; UBGM về Giáo dân do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn làm Chủ tịch.
Đại
hội lần VII; Đại hội này thành lập thêm UBGM về Thánh nhạc do Giám mục Nguyễn
Văn Hòa làm Chủ tịch đã nâng tổng số UBGM lên 4 và thay đổi chủ tịch các ủy ban
như: UBGM về Phụng tự do Giám mục Phạm Minh Mẫn làm Chủ tịch; UBGM về linh mục,
tu sĩ và chủng sinh và UBGM về Giáo dân vẫn giữ nguyên như Đại hội VI.
Đại
hội lần VIII; thành lập thêm 5 UBGM gồm: UBGM về Giáo lý Đức tin do Giám mục
Bùi Văn Đọc làm Chủ tịch, UBGM về Loan báo Tin mừng do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn
làm Chủ tịch; UBGM về văn hóa do Giám mục Vũ Duy Thống làm Chủ tịch; UBGM về
Bác ái xã hội do Giám mục Nguyễn Thanh Hoan làm Chủ tịch và tách ủy ban về Linh
mục, tu sĩ và chủng sinh thành 2 Ủy ban; UBGM về Giáo sĩ và chủng sinh do Giám
mục Nguyễn Bình Tinh làm Chủ tịch; UBGM về Tu sĩ do Giám mục Hoàng Văn Tiệm làm
chủ tịch, nâng tổng số lên 9 UBGM.
Đại
hội lần IX; vẫn giữ con số 9 UBGM; UBGM Giáo lý Đức tin, UBGM về Loan báo Tin mừng;
UBGM về Tu sĩ vẫn giữ nguyên như Đại hội lần thứ VIII; UBGM về Phụng tự và nghệ
thuật Thánh do Giám mục Trần Đình Tứ làm Chủ tịch; UBGM về Thánh nhạc do Giám mục
Tri Bửu Thiên làm Chủ tịch; UBGM về Giáo dân do Giám mục Nguyễn Chí Linh làm Chủ
tịch; UBGM về văn hóa do Giám mục Vũ Duy Thống làm Chủ tịch; UBGM về Bác ái xã
hội do Giám mục Nguyễn Thanh Hoan làm Chủ tịch, UBGM về Giáo sĩ và chủng sinh
do Giám mục Vũ Huy Chương làm Chủ tịch.
Đại
hội lần thứ X; thành lập thêm 4 Ủy ban mới bao gồm UBGM về Mục vụ Gia đình do
Giám mục Châu Ngọc Trí làm chủ tịch; UBGM về Mục vụ Giới trẻ do Giám mục Vũ Văn
Thiên làm Chủ tịch; UBGM về Di dân do Hồng y Phạm Minh Mẫn làm Chủ tịch; UBGM về
kinh thánh do giám mục Võ Đức Minh làm Chủ tịch; tách Ủy ban Phụng tự và Nghệ
thuật Thánh làm 2 UBGM về Phụng tự và UBGM về Nghệ thuật Thánh do Giám mục Trần
Đình Tứ. giáo phận Phú Cường làm Chủ tịch. Nâng tổng số UBGM thuộc HĐGMVN lên
thành 14.
Đại
hội XI; thành lập thêm 01 UBGM về Công lý và Hòa bình do Giám mục Nguyễn Thái Hợp
làm Chủ tịch, đây là UBGM cuối cùng trong cơ cấu chung của Tòa Thánh Va ti
căng. Nâng tổng số UBGM thuộc HĐGMVN lên 15 và thay đổi một số Chủ tịch các Ủy
ban sau: UBGM về Kinh Thánh do Giám mục Võ Đức Minh làm Chủ tịch, UBGM về Nghệ
thuật Thánh do Giám mục Nguyễn Văn Khôi làm Chủ tịch; UBGM về Thánh nhạc do
Giám mục Nguyễn Văn Bản làm Chủ tịch; UBGM về Loan báo Tin Mừng do giám mục
Nguyễn Năng làm Chủ tịch; UBGM về giáo dân do giám mục Trần Xuân Tiếu làm Chủ tịch;
UBGM về Bác ái xã hội do Giám mục Nguyễn Chu Trinh làm Chủ tịch.
Đại
hội lần XII; có sự thay đổi chủ tịch một số Ủy ban như: UBGM về Giáo lý đức tin
do Giám mục Nguyễn Năng làm Chủ tịch; UBGM Loan báo tin mừng do Giám mục Nguyễn
Hữu Long làm Chủ tịch; UBGM về Bác ái xã hội do Giám mục Vũ Đình Hiệu làm Chủ tịch;
UBGM về Di dân do Giám mục Nguyễn Chí Linh làm chủ tịch; UBGM về Giáo dục Công
giáo do Giám mục Đinh Đức làm Chủ tịch.
Đại
hội lần XIII; vẫn giữ nguyên 15 Ủy ban như đại hội lần thứ XII, nhưng có sự
thay đổi Chủ tịch một số UBGM như: Giáo lý đức tin do Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc
làm Chủ tịch thay Giám mục Nguyễn Năng; Mục vụ Di dân do giám mục phụ tá Đỗ Mạnh
Hùng, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch thay Giám mục Nguyễn Chí
Linh; Ủy ban Phụng tự Giám mục phó giáo phận Bà Rịa Nguyễn Hồng Sơn làm Chủ tịch
thay Giám mục Trần Đình Tứ. Ủy ban Giáo dân do Giám mục phụ tá giáo phận Long
Xuyên Trần Văn Toản làm Chủ tịch thay Giám mục Trần Xuân Tiếu; ủy ban Mục vụ giới
trẻ do Giám mục phụ tá giáo phận Vinh Nguyễn Văn Viên làm Chủ tịch thay Giám mục
Vũ Văn Thiên.
Đại
hội lần XIV; vẫn giữ nguyên 15 Ủy ban như đại hội lần thứ XIII, nhưng có sự
thay đổi 08 Chủ tịch của các UBGM như: Ủy ban Kinh Thánh; Ủy ban Thánh nhạc;Ủy
ban Giáo sĩ – Chúng sinh; Ủy ban Tu sĩ; Ủy ban Giáo dục Công giáo; Ủy ban Công
lý – Hòa Bình; Ủy ban Mục vụ Gia đình; Ủy ban Mục vụ Di dân; Giám mục Tri Bửu
Thiên, Giáo phận Cần Thơ, đặc trách Đối thoại liên tôn và đại kết.
Như
vậy, từ Đại hội lần I đến Đại hội XIV, số UBGM được tăng lên. Từ 3 Ủy ban lên
15 Ủy ban. Chủ tịch các ủy ban cũng thay đổi theo xu hướng giao cho các giám mục
mới và trẻ.
2.3. Những nội dung
chủ yếu trong các kỳ đại hội.
Trong
các kỳ đại hội, HĐGMVN thường ra văn bản như Thư chung, Thư mục vụ hoặc Thông cáo
định hướng hoạt động cho toàn giáo hội trong suốt nhiệm kỳ.
Đại
hội lần I, ra Thư chung 1980, mở ra đường hướng mới trong hoạt động của Công
giáo Việt Nam; “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn
bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hòa mình vào cuộc sống
hiện tại của đất nước. Cộng đồng dạy rằng Hội thánh phải đồng tiến với toàn thể
nhân loại và cùng chia sẻ số phận trần gian với thế giới. Vậy chúng ta phải đồng
hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình,
vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của
Người, đất nước này là lòng mẹ cứu mạng chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi
làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ
với tính cách là công dân vừa là thành phần dân Chúa” [5]. Theo các nhà nghiên
cứu Thư chung năm 1980 là bước ngoặc lịch sử, đó là sự chuyển mình của Giáo hội
dười ánh sáng của Cộng đồng Va ti căng II và trước sự đổi mới phát triển của đất
nước. “Thư chung mang đến sự đồng nhất quý giá…”
Đại
hội lần II, ra Thư Mục vụ với chủ đề về Năm Cứu độ, đã nhắc lại tinh thần Thư
chung 1980 “Chúng tôi cũng mong anh chị em đọc lại Thư chung 1980 của HĐGMVN. Bức
thư đó đã đem lại cho chúng ta một niềm tin phấn khởi và giúp chúng ta đạt được
nhiều thành tích tốt đẹp cả về hai mặt đạo đời. Chúng ta vẫn tiếp tục bước trên
“con đường đã lựa chọn là sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của
đồng bào”, góp phần bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất [7].
Đại
hội lần III, ra Thông cáo, tiếp tục tiếp nối nội dung của Thư chung 1980 bằng
những chỉ dẫn cụ thể hơn:”Trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta
hãy ra sức đóng góp nhiều hơn nữa với sự
nỗ lực của mỗi người, cụ thể trong hoàn
cảnh đất nước hiện nay. Cúng ta cố gắng lao động tích cực và tiết kiệm hết sức
trong mọi lĩnh vực, để làm cho Tổ quốc Việt Nam ngày càng thịnh vượng. Chúng ta
vửa là người Công giáo, vừa là người Công dân của nước CHXHCNVN, hai phẩm tính
đó không thể mâu thuẫn nhau, nếu chúng ta sống đạo đích thực và có lòng yêu nước
chân thành. Chúng ta hãy xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để có thể
hành động phù hợp với Luật Chúa. Luật Giáo hội và phù hợp với Luật của Nhà nước,
đồng thời trung thành với “đất nước này là lòng mẹ cứu mạng chúng ta trong quá
trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa” (Thư Chung 1980) [8].
Đại
hội lần IV, ra Thư Mục vụ với chủ đề Hiệp nhất. mục vụ và chia sẻ niềm vui, kêu
gọi giáo dân bằng những việc làm tích cực, chung tay xây dựng giáo hội và đất
nước; “Chúng ta còn biết bao công việc phải làm cho Giáo hội và đất nước. Hãy
công tác với nhau để loại trừ những mặt tiêu cực và những tệ nạn xã hội, chăm
sóc và bảo vệ về giáo dục thiếu nhi, xây dựng nếp sống lành mạnh và văn minh
trong việc cưới xin, tang chế và những việc khác tương tự, tham gia những công
trình phúc lợi, xây dựng công ích, phục vụ những người nghèo khó, bất hạnh, kiến
tạo một xã hội công bằng, yêu thương và hạnh phúc, nhất là phát huy một nếp sống
lành mạnh theo tình thần Phúc âm và truyền thống dân tộc” [9].
Đại
hội lần thứ V, ra Thư mục vụ nhấn mạnh đến việc phát huy và hội nhập văn hóa
“Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đơn thuần lấy lại những cái cổ
xưa, nhưng là làm sao cho tính cách dân tộc được diễn tả trong lời kinh tiếng
hát, trong cử hành Phụng vụ, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong suy tư và
ngôn ngữ thần học. Công việc này cũng phải được thực hiện trong các dân tộc ít
người nữa, sao cho mỗi dân tộc đều giữ được bản sắc của mình trong Hội thánh” [10].
Đại
hội lần VI, ra Thư chung kêu gọi giáo dân tham gia đóng góp vào vấn đề phát triển
kinh tế của đất nước,”Kinh tế nước ta tuy mới vực dậy còn trăm ngàn vấn đề phải
ưu tiên giải quyết nhất định là vô phương lo cho mọi người dân từng cây kim sợi
chỉ như thưở hôm nào. Lỗ hổng ấy Chánh phủ luôn khuyến khích người dân tham gia
lấp đầy. Thôi thì,”Lá lành tìm lá rách vậy”. Trong đó người Công giáo phải tiến
lên hàng đầu. Hãy hợp tác với nhà nước và nhân dân trong chương trình xóa đói
giảm nghèo. Hãy tích cực đóng kinh rạch mà nguồn nước bị ô nhiễm. Hãy chung tay
góp sức người, sức của để dựng cho dân nghèo, ít là những mái nhà tre lá. Hãy cất
lên cho đàn trẻ lang thang những lớp học tình thương sưởi ấm lòng người. Tình
thần phục vụ của Chúa Giê su phải là tinh thần của mọi người và mỗi người Công
giáo chúng ta” [11].
Đại
hội lần VII, ra Thư Mục vụ khẳng định những hành động cụ thể là cơ sở cho việc
đối thoại, tôn trọng lẫn nhau.”Chính sự tích cực dấn thân như thế của anh chị
em cùng với đồng bào cả nước là cơ sở thực tiễn cho một cuộc sống đối thoại, có
khả năng đưa tới sự hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau giữa những con người
Việt Nam, dù có tín ngưỡng hay không, dù theo tôn giáo này hay tôn giáo khác.
Yêu thương và hiệp nhất là đặc điểm của Tin mừng Chúa Giê su ki tô và cũng là
điểm gặp gỡ sâu xa nhất giữa Tin mừng và văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa vốn
lấy nghĩa đồng bào và đạo hiếu trung làm nền tảng cho đạo đức xã hội” [12].
Đại
hội lần thứ VIII, ra Thư chung nêu lên tinh thần trách nhiệm của giáo hội đối với
sự phát triển của đất nước. “Để yêu thương và phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục
đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và thăng tiến con
người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những
kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động đóng góp
phần giải quyết, hầu cho mọi người được sống và sống dồi dào. Ta không thể thờ
ơ với những chương trình phát triển cũng như tình trạng nghèo đói và những tệ nạn
xã hội, bởi vì ta là thành viên của cộng đồng dân tộc với tất cả quyền lợi và
nghĩa vụ” [13].
Đại
hội lần thứ IX, ra Thư chung với chủ đề Giáo hội Màu nhiệm Thánh Thế. “Sự chia
sẻ của chúng ta không chỉ dừng lại nội bộ, nhưng còn hướng ra bên ngoài Giáo hội.
Ý thức sự đa dạng của các nền văn hóa và các tôn giáo của mình, và nên có tinh
thần cởi mỡ đối với các tôn giáo bạn, tích cực công tác với tín đồ các tôn
giáo, với những người thiện chí trong công việc từ thiện và bác ái xã hội”
[14].
Đại
hội lần thứ X, ra Thư chung với chủ đề Giáo dục hôm nay, xã hội và giáo hội
ngày mai.”Sau hết vì luôn là một sinh hoạt gắn liền với một không gian nhất định,
giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của không gian ấy. Đặt vấn
đề giáo dục Ki tô giáo tại Việt Nam có nghĩa là đặt vấn đề phát huy truyền thống
văn hóa Việt Nam. Dân tộc chúng ta luôn tự hào về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng
đạo. Truyền thống đấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa
Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở
thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục ki tô giáo tại Việt Nam” [15].
Đại
hội lần thứ XI, ra Thông báo về một số vấn đề trong hoạt động tôn giáo.
Đại
hội lần thứ XII, ra Thư chung nhấn mạnh đến vấn đề tân Phúc âm hóa, vấn đề này
được lồng vào tổng thể kế hoạch mục vụ mà HĐGMVN trình bày trong Thư chung hậu
Đại hội Dân Chúa 2010 “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”.
Tân phúc âm hóa sẽ được thực hiện trong 3 năm (2014 – 2016), cụ thể năm 2014,
Phúc âm hóa đời sống gia đình, năm 2015 Phúc âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng
đoàn, năm 2016 Phúc âm hóa đời sống xã hội.
Đại
hội lần thứ XIII, ra Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa với 7 mục, nhấn mạnh đến
kết quả mà giáo hội đã đạt được trong Năm Thánh Lòng thương xót (chủ đề sống đạo
năm 2016); kêu gọi người Công giáo sống trách nhiệm và chia sẻ những khó khăn
chung hiện nay của đất nước, nhất là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu “mỗi
hành động của chúng ta, dù nhỏ bé đều góp phần tích cực hoặc tiêu cực làm lành
mạnh hóa hoặc hủy hoại môi trường sống” [16]. Thư chung đã định hướng mục vụ của
Giáo hội cho những năm sắp tới với chủ đề Mục vụ gia đình, được thực hiện theo
3 giai đoạn: 2016 - 2017 là chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân,
2017 - 2018 là đồng hành với gia đình trẻ; 2018-2019 là đồng hành với những gia
đình gặp khó khăn. Chủ để này đã bám sát Tông huấn ”Niêm vui của tình yêu” của
Giáo hoàng Phanxico ban hành ngày 8/4/2016 sau khóa họp Thượng Hội đồng Giám mục
về ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong thế giới ngày nay.
Đại
hội lần thứ XIV, ra Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa đặc biệt là các bạn trẻ với
8 mục, nhấn mạnh đến kết quả thực hiện chương trình “Mục vụ gia đình” của ba
năm qua giáo hội đạt được đã đem lại nhiều hoa trái cho các gia đình, nhất là
các gia đình trẻ gặp kho khăn, cũng như giúp cho người trẻ chuẩn bị bước vào đời
sống hôn nhân gia đình, khẳng định đây là mối quan tâm đặc biệt của toàn Giáo hội
và để thể hiện mối quan tâm này Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XV họp tại
Rôma vào tháng 10 năm 2018 đã bàn về chủ đề “ Giáo trẻ, đức tin và việc phân định
ơn gọi”. Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIV chọn chủ đề “Mục vụ Giới trẻ”
cho Giáo hội Việt Nam trong ba năm (2020 – 2022) với các chủ đề: Đồng hành với
người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện (2020); Đồng hành với người trẻ
trong đời sống gia đình (2021) và Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội
và xã hội (2022) [17].
Như
vậy, từ năm 1980 đến nay, định kỳ 3 năm HĐGMVN tổ chức Đại hội (đến nay, đã tổ
chức được 14 kỳ Đại hội) thành phần tham gia là Giám mục của 27 giáo phận, đã
ra 8 Thư chung, 4 Thư Mục vụ và 2 thông cáo. Nội dung của các văn bản trên đã
thể hiện tư tưởng “Canh tân, thích nghi” của Cộng đồng Va ti căng II, sự tiếp nối
của Thư chung 1980 với những giá trị lâu dài của một đường hướng mục vụ phù hợp
và thích ứng trong bối cảnh hội nhập, bám sát đường hướng của Giáo hoàng và thể
hiện trách nhiệm của một tôn giáo để chia sẻ những khó khăn với đất nước.
Vì
vậy, Đại hội XV có vai trò quan trọng trong định hướng hoạt động của Giáo hội
Công giáo Việt Nam. Đại hội sẽ bầu Ban thường vụ (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng
Thư ký, Phó Tổng Thư ký HĐGM), bầu Chủ tịch 17 Ủy ban HĐGMVN, nghe báo cáo Tổng
kết hoạt động của các Ủy ban, báo cáo của các giáo phận, hoạt động của HĐGMVN
nhiệm kỳ trước và ban hành văn bản Thư chung hoặc Thư Mục vụ của Đại hội định
hướng cho các hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời gian tới.
Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của HĐGMVN từ khi thành lập đến nay, cho thấy một sự phát triển liên tục, ổn định, với những định hướng canh tân, thích nghi đã giúp Công giáo ở Việt Nam ổn định, phát triển. HĐGMVN ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng đối với cộng đồng Công giáo Việt Nam cũng như là thành viên của Công giáo khu vực và thế giới./.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
[1]
GHCGVN, Niên giám 2004, NXB Tôn giáo 2004, tr.236;
[2] Bộ
Giáo luật 1963;
[3[-[4];
Niên giám 2004, GHCGVN, NXB Tôn giáo 2006, tr 281,252,282;
[5]
Thư chung HĐGMVN năm 1980;
[6]
Kỷ yếu tọa đàm khoa học “Từ Cộng đồng Va ti căng II đến Thư chung 1980”; NXB
Tôn giáo 2006, tr.288;
[7]
Thư Mục vụ HĐGMVN năm 1983;
[8]
Thông cáo HĐGMVN năm 1983;
[9].[10],[11],[12],[13],[14],[15],[16].
Thư Mục vụ HĐGMVN các năm: 1989, 1992, 1995, 1996, 2001, 2004, 2007 và năm
2016;
[17]
Thư chung HĐGMVN năm 2019.
Ths. Phạm Văn Tuấn
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)