Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Ngày 13/01/2019 10:58 đăng bởi ngocha
Du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp không khói), góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là nền tảng để duy trì, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc. Trong các hoạt động và dịch vụ du lịch nở rộ hiện nay thu hút nhiều du khách là loại hình du lịch tâm linh – đây là loại hình khá mới mẻ ở nước ta, đặc biệt là tại thành phố Cần Thơ.
Du lịch tâm linh là một hình thức của du lịch văn hóa, các yếu tố văn hóa tâm linh (công trình kiến trúc của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: chùa, đình, miếu, thánh đường, thánh thất…; các giá trị đạo đức tôn giáo; các hoạt động thực hành nghi lễ tôn giáo; các giá trị lịch sử truyền thống dân tộc…) góp phần phát triển và phục vụ các hoạt động du lịch và từ các hoạt động du lịch văn hóa – tâm linh tác động tích cực đến những người tham gia; những du khách tham gia các hoạt động du lịch tâm linh sẽ cảm thấy thoãi mái tinh thần bởi ngoài tham quan các danh lam thắng cảnh (chùa chiền, đình, miếu, lễ hội…), du khách còn thực hiện được các lễ nghi tôn giáo theo đức tin của mình tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đến tham quan, chiêm bái; tại các điểm này du khách nếu có điều kiện còn được tham gia nghiên cứu, ứng dụng các triết lý tôn giáo để hoàn thiện bản thân mình.
Do vậy, du lịch tâm linh đang được nghiên cứu, vận dụng trong Kế hoạch phát triển du lịch ở các địa phương có lợi thế.
II. Thực tiễn du lịch Cần Thơ
Tại thành phố Cần Thơ do điều kiện cơ sở hạ tầng có phát triển, nhưng chưa đồng bộ, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo còn khiêm tốn về số lượng và niên đại hình thành nên việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh còn có những hạn chế nhất định.
Gần đây, một số doanh nghiệp có mong muốn tham gia góp phần tạo điểm nhấn về du lịch tâm linh để góp phần cùng thành phố phát triển du lịch: CtyTNHH Nam Long muốn được xây dựng tượng Phật tại dự án khu nhà vườn ở Cồn Khương (Ninh Kiều) hay khu du lịch sinh thái Thới Thạnh(Bình Thủy) xây dựng cảnh quan như cơ sở tôn giáo…. Thực tế, đây là hình thức tư nhân đầu tư kinh doanh du lịch tâm linh mà nhiều nơi đã phát huy hiệu quả tốt, nhưng cũng nhiều nơi phát sinh những vấn đề phức tạp khó giải quyết. Đây là nguồn lực góp phần quan trọng cho phát triển du lịch của Cần Thơ nếu như được tổ chức và quản lý chặt chẽ, đồng bộ, mang tính chiến lược. Tuy nhiên, do khâu tổ chức thực hiện còn thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương và ngành hữu quan, đặc biệt là ngành quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nên dẫn đến nhiều thiếu sót, vi phạm và vì thế hình thức này chưa thể phát triển được.
Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân khác còn tổ chức các hoạt động du lịch tâm linh dưới dạng “hành hương”; “về nguồn”… thu hút khá đông người tham gia và kèm theo đó các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị lợi dụng, biến tướng: mê tín dị đoan, bói toán, gieo quẻ, xin xăm..., hoặc tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép: tuyên truyền giáo lý, thần quyền, tập trung đông người thực hiện các nghi thức tôn giáo phi truyền thống; lợi dụng tụ tập đông người để tuyên truyền xuyên tạc, đi ngược lại chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Trong hội nhập và liên kết phát triển vùng, ngành du lịch Cần Thơ đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng cần thấy hết những khó khăn, vướng mắc trước thực trạng trên đề từ đó đề ra những định hướng phát triển phù hợp, tương xứng tiềm năng, lợi thế và quan trọng hơn hết là có chiến lược lâu dài, bài bản để du lịch Cần Thơ cất cánh. Và để xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trung tâm, động lực của vùng, đồng thời phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lãnh đạo thành phố rất quan tâm lĩnh vực này.
Ngày 01 tháng 8 năm 2016, Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, những khó khăn, hạn chế trong hoạt động du lịch ở Cần Thơ thời gian qua, đó là chưa phát huy và khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố; các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí còn ít; việc tổ chức các hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp; việc đầu tư phát triển du lịch chưa đồng bộ, xã hội hóa du lịch còn nhiều khó khăn…, từ đó Thành ủy đã xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2020 “…đưa du lịch Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, xứng tầm đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long” [1].
Các nhiệm vụ, giải pháp Thành ủy chỉ đạo là tập trung nâng cao nhận thức, xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền tạo sự đồng thuận, nhất quán về quan điểm “Phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế động lực để phát triển kinh tế - xã hội”.
Cùng với nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội còn phải quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tổ chức, quy hoạch phát triển du lịch thành phố theo hướng bền vững, hiệu quả đi đôi với đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Mặt khác, để phát triển du lịch bền vững, hiệu quả phải quan tâm huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch; xây dựng môi trường du lịch để Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện – chất lượng”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong” [2] .
Nhằm phát triển du lịch Cần Thơ, trong các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết nêu, cần quan tâm, chú trọng mở rộng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng và lợi thế của thành phố, trong đó có quan tâm loại hình du lịch tâm linh; gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử,văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng là một trong các giải pháp nhằm bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn và chất lượng, nhất là du lịch tâm linh – loại hình du lịch mới phát triển và khá phức tạp.
Tại Cần Thơ, một số địa phương có các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có thể nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch tâm linh (theo tour, tuyến) như: Phong Điền có Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, khu di tích Lộ Vòng Cung (đang được triển khai các hạng mục, Đền Tưởng niệm...); Ninh Kiều có chùa Muniransay, Pitu Khosaransay (Phật giáo Nam tông Khmer), chùa Phật học, đền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Tổ ngành Y), Nhà thờ Chánh Tòa, Quảng Triệu Hội quán (chùa Ông); Bình Thủy có Đình Bình Thủy, Nam Nhã đường, Long Quang Cổ tự, Chùa Hội Linh, Căn cứ Vườn Mận…; những địa phương và ngành hữu quan cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để khai thác lợi thế, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả và du lịch Cần Thơ sẽ phát triển trong tương lai không xa.
Ở đây, điều đáng quan tâm là làm thế nào để du khách tham gia loại hình du lịch này cảm thấy thoãi mái khi được tham gia các hoạt động do du lịch tâm linh mang lại, được thực hiện các nghi thức thể hiện đức tin mà không vi phạm pháp luật ? các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở (đình, chùa, nhà thờ…) không bị biến tướng, trở thành mê tín dị đoan, phi thực tế, phản khoa học ?
III. Vấn đề cần quan tâm
Để phát triển du lịch thành phố theo Nghị quyết 03-NQ/TU của Thành ủy và để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trong đó có du lịch tâm linh, thiết nghĩ thành phố cần quan tâm mấy vấn đề sau:
Một là, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Thành ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; các ngành chức năng với nhiệm vụ được giao có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhất là trong tuyên truyền quảng bá du lịch thành phố; có đội ngũ hướng dẫn viên, tuyên truyền viên chuyên nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch; gắn hoạt động lễ hội với tổ chức các hoạt động du lịch phục vụ du khách đảm bảo an toàn về an ninh trật tự; đặc biệt các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo mang yếu tố tâm linh, có sự tham gia của đông đảo người dân và du khách, các ngành chức năng cần có sự kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (ngành Văn hóa nhất thiết nên có mối quan hệ liên tịch với ngành quản lý nhà nước về tôn giáo – Ban Tôn giáo thành phố) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi thực hiện các nghi thức tôn giáo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không mê tín dị đoan.
Hai là, khi tổ chức các hoạt động du lịch trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tổ chức hoặc ngành VHTTDL cần phối hợp tốt với các vị trụ trì chùa, các vị quản lý cơ sở tín ngưỡng hướng dẫn du khách thực hiện các hoạt động tham quan, chiêm bái theo nếp sống văn hóa, văn minh, tôn trọng “tính Thiêng” tại cơ sở (lời nói, cử chỉ, y phục phải phù hợp), giữ gìn an ninh trật tự trong khuôn viên góp phần để các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng cơ sở đạt văn hóa, văn minh theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị “Tôn giáo với việc tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, phát triển kinh tế, xã hội”.
Ba là, khi tổ chức các hoạt động lễ hội, du lịch cần quan tâm bảo vệ cảnh quan môi trường nhất là khi tổ chức trong khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị để mọi người (kể cả người dân, tín đồ và du khách) khi tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch cùng có ý thức thực hiện, hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn ô nhiểm môi trường sau lễ hội. Các hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng cần hướng đến mục tiêu, bản sắc riêng của Người Cần Thơ, đó là “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh Lịch”.
Bốn là, để khai thác hết tiềm năng du lịch tại Cần Thơ cần có sự liên kết với các vùng miền theo định hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại để Du lịch Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện –chất lượng” [3]; nâng cao chất lượng các dịch vụ, nâng cấp chuỗi giá trị du lịch tâm linh gắn với định hướng xây dựng và phát triển các tour – tuyến với chất lượng dịch vụ cao và sức chứa của các điểm đến an toàn (không có các tệ nạn: trộm cắp, cướp giựt, chèo kéo khách cũng như các hoạt động mê tín dị đoan…) nhằm thu hút du khách.
Du lịch tâm linh ở nước ta nói chung và tại Cần Thơ nói riêng là rất phong phú và đa dạng nếu biết khai thác lợi thế sẵn có. Tại Cần Thơ, tuy khá khiêm tốn về các địa điểm có thể khai thác để tổ chức du lịch tâm linh thu hút du khách, nhưng nếu khai thác hết các lợi thế sẵn có thì khả năng thu hút khách du lịch đến với Cần Thơ vẫn có khả năng phát triển như Lễ hội Kỳ Yên tại các Đình Thần, nhất là Đình Bình Thủy để khai thác tour du lịch sông nước, khám phá những điều kỳ thú ở Cồn Sơn, Đình Thuận Hưng, Thới Thuận gắn với tham quan Vườn cò Bằng Lăng hay Cù lao Tân Lộc; Chùa Ông Ninh Kiều (Quảng Triệu Hội quán) hay Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, khám phá các Vườn trái cây ở Ba Láng, Mỹ Khánh, Nhơn Ái – Phong Điền…
Lợi thế du lịch tâm linh tại Cần Thơ có tiềm năng phát triển theo định hướng của thành phố, đặc biệt khi Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch Cần Thơ đang tập trung quảng bá hình ảnh, con người Cần Thơ, hướng đến liên kết vùng, miền cũng như cả nước.
Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ về phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và Nghị quyết 03-NQ/TU của Thành ủy, thiết nghĩ các ngành chức năng (liên quan trong Nghị quyết 03-NQ/TU) cần có sự phối hợp trong tham mưu với các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá để du lịch Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển thành phố Cần Thơ xứng tầm đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long./.
Võ Ngọc Hà
[1] Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ
[2] Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ
[3] Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (26/12/2024)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)