Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ
Ngày 26/11/2021 15:25 đăng bởi ducthanh
Cần Thơ có vị trí trung tâm của khu vực Tây Nam Bộ, các tôn giáo thường chọn Cần Thơ làm nơi khởi đầu cho hoạt động, phát triển, từng bước lan tỏa ra khu vực lân cận. Bài viết này đề cập đến một tổ chức mang màu sắc tôn giáo “Đảng Hoàng thiên” hoạt động gây mất an ninh trật tự ở thành phố Cần Thơ dưới góc nhìn của cá nhân tác giả.
Vào
lúc 7 giờ 15 phút, tại Công viên Tao Đàn, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ, nhóm đối tượng (khoảng 20 người), “tập trung lập đàn để thu hút năng
lượng của vũ trụ”, treo bảng “Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam thế giới, Tổng kết cách
mạng thế giới đại đồng Bửu Sơn Kỳ Hương - 9 giờ 9 phút 9 giây, ngày 9 tháng 9 năm
2019 Kỷ Hợi là ngày 07/10/2019 Tây Lịch”.
Các
đối tượng dựng cột cao khoảng 5m, sắp xếp theo hình chữ thập, có gắn các bảng nền
đỏ chữ vàng với nhiều nội dung như: “Cộng sản muôn vạn công nông, Búa cứng liềm
cong công nông liền một khối, Đại thế liên minh sáng chói khắp địa cầu, Đều là
một gốc tiên rồng lạc long; Việt Nam nhị đồ mai, Thiên cơ mở lối rõ ràng, Hương
sen tỏa ngát mênh mang đại hòa, Đại Châu Lục vinh quang...”. Hình chủ đạo là ngôi
sao năm cánh cùng ảnh Đức Huỳnh Phú Sổ, Phật thầy Tây An và 02 nhân vật khác.
Ảnh chụp tại Công viên Tao Đàn, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Nguồn: Ban Tôn giáo Cần Thơ
Qua đấu tranh, các đối tượng tổ chức Khai hội Long hoa và tổ chức tổng kết Long hoa Đại hội đúng ngày giờ thiên định - 6 con số 9 là 9 giờ 9 phút 9 giây ngày 9 thánh 9 năm 2019 Kỷ Hợi. Tự xưng là Đảng Hoàng thiên Cách mạng thế giới Đại đồng mà Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên. Giả mạo văn bản và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một văn bản “Bảo mật” cơ quan ban hành là “Hậu cần mật Hà Nội”. Thành lập Sơ đồ tổ chức quân sự “Thế thiên hạ thái bình, nhân sự trong tổ chức này có các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, có rất nhiều hình ảnh ngôi sao, búa, lưỡi liềm, hình bát quái.... huyền bí về vũ trụ. Một số đối tượng tham gia là sĩ quan Quân đội và Công an đã nghỉ hưu (danh sách có 92 người) đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh,..., lấy danh nghĩa có quan hệ với các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam cho phép để hoạt động bí mật tại các địa phương.
Lực lượng chức năng làm việc với đại diện Đảng Hoàng Thiên
Nguồn: Ban Tôn giáo Cần Thơ
Đây là tổ chức hoạt động mang màu sắc chính trị; mượn tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương làm bình phong, mượn danh nghĩa Bác Hồ, cho rằng Bác Hồ có “ Mật lệnh” giao trách nhiệm tổng kết cuộc cách mạng thế giới đại đồng, tuyên truyền đi đến thống nhất các Đảng trên thế giới thành “Đảng Hoàng thiên Cách mạng Đại đồng”
Hoạt động của “Đảng Hoàng Thiên” ở Cần Thơ được kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, tuy nhiên qua vụ việc này cũng cho thấy: Thông tin liên quan “Đảng Hoàng Thiên” là thiếu kịp thời. Chỉ sau khi đấu tranh, được biết, trước khi đến Cần Thơ, tổ chức này đã hình thành từ năm 2014 và đã tập trung hoạt động công khai, ra thông báo gởi lãnh đạo, các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, đăng tải nhiều thông tin trên hệ thống thông tin đại chúng. Không chủ quan nếu xem đây là khoảng trống trong quản lý đối với các hiện tượng Tôn Giáo mới, đặc việt là các hoạt động mang màu sắc chính trị dưới vỏ bọc tôn giáo.
Ban Tôn giáo phối hợp làm việc với đại diện Đảng Hoàng Thiên
Nguồn: Ban Tôn giáo Cần Thơ
Hoạt động tôn giáo, tin theo tôn giáo
dưới góc độ pháp luật chính là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người,
một quyền thể hiện cho tính ưu việt của nhà nước Việt Nam, gần đây nhất được khẳng
định trong một chương của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Khi quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo được đảm bảo bằng pháp luật cũng là khi bị các tổ chức và cá nhân lợi
dụng, tự giải thích và tự cho phép mình hoạt động bất chấp. Hầu hết các đối tượng,
nhất là người cầm đầu lợi dụng sự thiếu chặt chẽ, thiếu chế tài của pháp luật,
khai thác sơ hở của lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.
Cũng cần nói thêm về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, đây được xem là vấn đề nhân quyền, là quyền con người trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng như quyền con người trong các lĩnh vực khác, quyền
con người không phải là vô hạn. Trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, quyền con
người bị giới hạn và bị chế tài bởi lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích
cộng đồng.
Việc phát triển thiếu kiểm soát của các mạng xã hội như zalo, facebook... là điều kiện thuận lợi để các nhóm đối tượng hoạt động, chia sẻ thông tin, trao đổi với nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Không loại trừ về lâu dài sẽ bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tiến hành các hoạt động gây nguy hại an ninh quốc gia.
Cán bộ, công chức làm công tác tôn
giáo hiện không ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu kinh nghiệm trong
công việc, do đó hiệu quả chưa cao, lúng túng khi gặp vụ việc phức tạp, đặc biệt
là ứng xử với hiện tượng Tôn Giáo mới, nên không tránh khỏi tình trạng bỏ qua,
né tránh hay đùn đẩy. Một vấn đề nan giải nữa, là hiện nay có tình trạng cán bộ,
đảng viên, công chức đã nghỉ hưu; tình trạng người thân của cán bộ, công chức còn
đương chức tham gia vào các hoạt động tôn giáo, ít nhiều có những ảnh hưởng và
tác động gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Điều này vô hình trung tạo
thuận lợi về cơ sở vật chất, pháp lý, góp phần tạo tư tưởng “an tâm” cho những
người tham gia.
Khuyến nghị
Khuyến nghị Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về
tôn giáo, sớm ban hành qui định cụ thể về chế tài trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo. Cần tạo điều kiện cho giới
lý luận và chủ thể quản lý hoạt động tôn giáo nói chung, hoạt động được xem như
“tà giáo” nói riêng, nghiên cứu kỹ để đạt tới sự thống nhất trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
Khuyến nghị Ban Tôn giáo Chính phủ
cung cấp thông tin và nhận định rõ bản chất của từng “hiện tượng Tôn Giáo mới”,
cũng như cho chủ trương thống nhất để các địa phương chủ động ứng xử phù hợp. Cần
tiếp tục phối hợp nghiên cứu, qua đó có được sự thống nhất cơ bản trong cách tiếp
cận, nhận diện, có được khái niện cơ bản về các thuật ngữ, đơn cử như “tà giáo”,
“chính giáo”, “tôn giáo mới”, “tôn giáo cũ”... nhận diện được những hiện tượng
nào là bình thường mà xã hội sẽ tự thanh lọc để rồi sẽ mất đi hay sẽ tồn tại
theo tự nhiên, nhóm nào cần phải chế tài bằng pháp luật.
Khuyến nghị với Bộ Nội vụ, các tỉnh,
thành ủy trong việc tham mưu, xây dựng, củng cố bộ máy và lực lượng làm công tác
tôn giáo hiện nay:
Bộ Nội vụ nên kịp thời tham mưu
Chính phủ hướng dẫn về tổ chức bộ máy công tác tôn giáo của hệ thống chính trị,
đảm bảo tính thống nhất tương đối, đáp ứng cả yêu cầu quản lý theo ngành và quản
lý theo lãnh thổ. Xây dựng, củng cố bộ máy truyền thông tôn giáo mang tính chuyên
nghiệp, đảm bảo đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào
tôn giáo. Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, với tư cách là chủ
thể quản lý, phải là người chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhưng
cũng là người chủ động xóa đi những mặc cảm, định kiến với tôn giáo do lịch sử để
lại. Xây dựng ngành quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thành một hệ thống
độc lập, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có bộ máy phù hợp với mỗi cấp mà
không cần "sao chép" nhau, nhất là cấp Trung ương và cấp tỉnh. Củng cố,
kiện toàn tổ chức bộ máy của các ngành, các cơ quan công tác tôn giáo theo hướng
tinh gọn, lấy chất lượng và hiệu quả làm chính mà không chạy theo số lượng.
Ban Chỉ đạo công tác Tôn giáo - Dân tộc các cấp
chủ động tham mưu, củng cố bộ máy và lực lượng làm công tác tôn giáo đủ tầm,
mang tính chiến lược. Xây dựng lực lượng làm công tác tôn giáo phải hiểu biết về
tôn giáo nói chung, về đặc thù từng tôn giáo nói riêng; là những người nhiệt
huyết, có kinh nghiệm, nắm vững chính sách, luật pháp; có uy tín với chức sắc,
chức việc, hiểu được chức sắc, biết phát huy vai trò của chức sắc và giáo hội.
Mặt khác, trong lực lượng (cơ hữu) làm công tác tôn giáo của các cơ quan chức năng
thuộc hệ thống chính trị cần phải có nhiều hơn nữa những người có tôn giáo. Cần
có các biện pháp ngăn chặn không để lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước lợi dụng tôn giáo, hoặc bị tôn giáo lợi dụng tác động vào công việc của chủ
thể quản lý.
Hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện
ngày càng nhiều, một mặt thể hiện chính sách tự do tôn giáo đã đi vào thực tế
cuộc sống. Nhưng mặt khác, những tác động tiêu cực của “hiện tượng tôn giáo mới”
tới trật tự an toàn xã hội là không nhỏ. Sự hình thành mới và thường xuyên biến
đổi của “hiện tượng tôn giáo mới” hiện nay là rất phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn
cho quản lý và hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Thực tế là
vậy, khó khăn, phức tạp đã rõ, nhưng đối tượng khó khăn, phức tạp này hiện đang
được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo giao thẩm quyền cho cấp xã quản lý và cho phép
vô thời hạn theo Khoản 2 điều 16 và điều 17. Mong rằng các nhà khoa học, nhà hoạch
định chính sách tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, có được cái nhìn toàn diện hơn,
khách quan hơn, cần đạt được sự đồng thuận nhất định trong cách tiếp cận, nhận
diện, hệ thống thuật ngữ cơ bản, đặc biệt là những thuật ngữ nhạy cảm như “lợi
dụng tôn giáo”, “tà giáo” phù hợp với sự phát triển, biến đổi của các thực thể
tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển./.
Trần Đức Thành
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (18/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)