Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày 18/11/2021 15:01 đăng bởi vantuan
Trải qua 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta nhận định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[1]. Để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng vững chắc trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vấn đề này tiếp tục được khẳng định: “Vận động,
đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”,
tích cực đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm các tôn
giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, được Nhà nước công nhận.
Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực tôn giáo cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những đối tượng
lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ,
phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Thể hiện xuyên suốt quan điểm của Đảng về đoàn kết tôn giáo được quán triệt và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Cụ thể:
Một là, đoàn kết tôn
giáo trong vận dụng sáng tạo, linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hồ Chí Minh luôn tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là một trong những vấn đề cơ
bản để thực hiện đoàn kết lương - giáo trong mặt trận đoàn kết dân tộc. Ngày
03/9/1945 tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, trong sáu nhiệm vụ cấp bách
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người nói “Thực dân và phong kiến thi
hành chính sách chia rẻ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ bề thống trị.
Tôi đề nghị Chính phủ ra tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.
Hồ Chí Minh rất chú trọng đến đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Đoàn kết lương - giáo là một bộ phận đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đoàn kết lương - giáo trên cơ sở đề cao lợi ích dân tộc, động viên
khích lệ kịp thời những giáo sĩ, tín đồ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Quán
triệt tư tưởng của Người, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
tại Đại hội XIII khẳng định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của
đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc”[2].
Như vậy, Đảng ta tiếp
tục xác định và coi trọng đại đoàn kết dân tộc, là đường lối chiến lược của
cách mạng và là động lực, nguồn lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn cách mạng mới. Một lần nữa khẳng định chủ trương tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng đã và đang thực sự đi vào thực tiễn, góp phần
tập hợp, đoàn kết đông đảo đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
Tuy nhiên, trong xu
thế mở cửa hội nhập phát triển đất nước, song đó cũng tạo điều kiện cho các thế
lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn
đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để kích động, phá hoại chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, tạo các điểm nóng về chính trị - xã hội, phá rối an ninh,
trật tự. Do đó, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị phải thường xuyên
học tập trao dồi đạo đức cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của
đại đoàn kết, khẳng định nhất quán ý nghĩa của việc tăng cường khối đại đoàn
kết dân tộc, từ đó định hướng đúng đắn cho nhận thức trong giải quyết các vấn đề
tôn giáo, góp phần ổn định tình hình tôn giáo; tạo niềm tin cho chức sắc, chức
việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
gắn bó đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luân điệu xuyên
tạc, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo; thực hiện đoàn kết
tôn giáo, phát huy nguồn lực tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước.
Hai là, đoàn kết tôn
giáo trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những điểm tương đồng giữa tôn giáo
với cách mạng
Một trong những nội
dung nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đó là. Người trân trọng
những giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo khai thác điểm tương đồng giữa lý
tưởng tôn giáo và chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân
tộc. Bằng sự uyên bác và tinh tế Hồ Chí Minh đã nhìn thấu đáo giá trị nhân bản,
đạo đức và lý tưởng tốt đẹp của các tôn giáo, đồng thời chất lọc những giá trị
cốt lỗi, giữa những tương đồng của các tôn giáo, các học thuyết, trong đó có
học thuyết Mác-xít cách mạng và khoa học. Người cho rằng “Học thuyết của Khổng
tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giê-su có ưu
điểm là lòng bác ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách “Tam dân” thích hợp với điều
kiện nước ta, Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung
đó sao? Các vị ấy đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc chung
cho xã hội. Nếu các vị ấy còn sống trên cõi đời này, nếu các vị ấy hợp lại một
chỗ, tôi tin rằng các vị ấy nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những
người bạn thân thiện. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[3]. Theo Người giữa lý tưởng
tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có nhiều điểm tương đồng. Đấu tranh giành độc lập
dân tộc mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân là phù hợp với mục đích của các
tôn giáo và các đấng sáng lập ra các tôn giáo. Ngày nay, những quan điểm tương
đồng ấy vẫn còn nguyên giá trị nhưng được phát triển bằng nhận thức là mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong điều kiện đất
nước mở cửa hội nhập để phát triển, quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên
thế giới, sẽ đối mặt với nhiều
thời cơ nhưng không ít những thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Trong bối cảnh đó, Đại
hội XIII của Đảng đã khẳng định rõ Việt Nam cần tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa
dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đại hội XIII của Đảng
chủ trương “Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực
của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”[4], qua đó góp phần: “Khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[5].
Ba là, đoàn kết tôn
giáo trong vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong điều kiện Nhà
nước Dân chủ Cộng hoà non trẻ còn phải chống chọi với thù trong giặc ngoài, Hồ
Chủ tịch đã giải quyết tế nhị, mềm dẻo các vấn đề tôn giáo. Người vạch rõ tính
chất nguy hiểm của việc khối đoàn kết toàn dân bị rạn nứt: “Tôi khuyên đồng bào
đoàn kết chặt chẻ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn. Nhưng
ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế
này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên
phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng ai cũng có ít
nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tinh
thần thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì
tương lai chắc chắn vẻ vang”[6]
Để đoàn kết tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng trước hết phải thực
hiện khoan dung đối với các tôn giáo. Theo Người, khoan dung tôn giáo biểu hiện
rõ nhất ở việc triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào
có đạo. Từ đó, có đối sách đề ra chủ trương đoàn kết phù hợp với thời đại mới, tập
hợp được các đảng phái tiến bộ khác nhau, các tổ chức tôn giáo yêu nước; các
tầng lớp trí thức giác ngộ cách mạng. Khoan dung tôn giáo với Hồ Chí Minh còn
đi đôi với việc kiên quyết chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch, các hoạt động mê tín dị đoan,…Người cho rằng
những kẻ chống lại dân tộc chính là những kẻ phản Chúa, chúng không chỉ là
“Việt gian” mà còn là “giáo gian”. Có thể nói nhờ đức khoan dung trong ứng xử
với tôn giáo mà Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua vô vàn khó
khăn, để đoàn kết toàn dân, tập trung lực lượng kháng chiến và kiến quốc thành
công.
Đại hội XIII của Đảng,
tiếp tục xác định chủ trương “kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” mà còn
phải làm tốt công tác “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức
sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”[7];
mặt khác, “Xử lý hài hòa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không để
xảy ra các “điểm nóng”[8]. Đây chính là sự vận dụng sâu
sắc, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đoàn kết tôn giáo trong khối
đại đoàn kết dân tộc
Bốn là, đoàn kết tôn
giáo là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức tôn giáo
trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh đã đánh
giá vai trò và đạo đức tôn giáo ở một tầm cao mới so với các quan điểm đương
thời. Người đã tìm ra mẫu số chung của các tôn giáo, tìm ra điểm tương đồng của
tôn giáo với các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống với sự nghiệp cách mạng
của dân tộc.
Hồ Chí Minh luôn kêu
gọi đồng bào tín đồ các tôn giáo hãy đoàn kết một lòng vì sự nghiệp cách mạng
của dân tộc. Trên cơ sở đó, Người kêu gọi và khuyến khích các tín đồ tôn giáo
cùng góp sức mình vào việc xây dựng một xã hội mới, có tự do, hạnh phúc cho
toàn dân. Người chỉ ra: “Giê-su có lòng bác ái”, Phật giáo thừa nhận “vô ngã vị
tha”, Khổng giáo chủ trương “hòa mục xã hội”, hoặc trong Công giáo có câu “Tam
vị nhất thể”, nhà Phật có câu “Vạn chúng nhất tâm” nên chúng ta phải hy sinh
cho nhân loài chúng sinh. Người là hiện thân của những khát vọng của các dân
tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy
sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc, hướng con người đền Chân, Thiện, Mỹ, Hòa.
Quan điểm tiếp tục phát huy vai trò tích cực của tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo
cho sự phát triển đất nước” và “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại
đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn
giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn
hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”[9]
Đảng, Nhà nước trân
trọng ghi nhận, biểu dương những kết quả, đóng góp của các tổ chức tôn giáo
trong sự nghiệp cách mạng, trong xây dựng và phát triển đất nước, đó là: luôn
yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước; phát
huy lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đã luôn kề vai sát cánh, đồng hành cùng dân
tộc, có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc
biệt, thông qua các hoạt động (cả trong nước và quốc tế), các tôn giáo ở Việt
Nam đã góp phần quan trọng trong quảng bá hình ảnh một Việt Nam văn hiến, thân
thiện, hòa bình, làm cho bạn bè quốc tế có cái nhìn thiện cảm, chính xác về
Việt Nam, về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Năm là, đoàn kết tôn
giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng các chính sách tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc
Hồ Chí Minh tôn trọng
quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Năm 1951, để chống lại luận điệu cộng sản là
vô gia đình, vô đạo và vô Tổ quốc, thậm chí cho rằng Việt cộng diệt đạo của kẻ
địch, trong buổi kết thúc lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Người chỉ rõ:
“chúng tôi xin nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm:…Vấn đề tôn giáo, thì
Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi
người”. Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo gồm 5 chương và 16 điều. Sắc
lệnh đã thể hiện rất rõ, chi tiết, cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân. Sắc lệnh 234/SL của Người đã được đông đảo đồng bào có đạo hoan
nghênh và ủng hộ.
Với chủ trương tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết, theo Hồ Chí Minh
công tác tôn giáo phải nhằm mục tiêu là đoàn kết giữa người có đạo và người
không có đạo, đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Với nội dung
cốt lõi là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân và Đoàn
kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối
đại đoàn kết dân tộc rộng rãi và vững chắc, phục vụ cho công cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên tắc được Đảng
và Nhà nước ta thực hiện xuyên suốt từ trước tới nay.
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trong hệ
thống các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu, Đảng ta nhấn mạnh: “Tập
trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo;
có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số;
thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm
mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự
phát triển của đất nước”[10]. Trong văn kiện Đại hội
XIII, Đảng ta khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ:
- Giúp đỡ, giải quyết
các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng.
- Phòng ngừa, kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai nhiệm vụ này cần
được tiến hành song song, đề cao tính chủ động của cả hệ thống chính trị, nhất
là các cơ quan thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, ban hành các chính sách và các văn bản pháp
luật liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Đại hội XIII không chỉ
chủ trương “kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” mà còn phải làm tốt công
tác “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống
“tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[11]; mặt khác, “Xử lý hài hòa
các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không để xảy ra các “điểm nóng”[12].
Đây chính là sự vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, về vấn đề tôn
giáo trong đại đoàn kết dân tộc, góp phần rất quan trọng trong giữ vững ổn định
chính trị xã hội của đất nước, tăng cường đoàn kết tôn giáo và đại đoàn kết dân
tộc./.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)