Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ
Ngày 08/12/2021 09:18 đăng bởi vuhoang
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [1]. Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nên các thế lực thù địch xem đó là cơ sở để lợi dụng, xuyên tạc, chống phá chế độ ta. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các tôn giáo đều có những đóng góp quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quan tâm đến công tác tôn giáo là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 234/SL nêu rõ: “việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn” [2].
Kế thừa quan điểm, tư tưởng của Bác về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, như: Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của BCH TW Đảng khoá VI về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới và Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BCH TW Đảng khoá IX về Công tác tôn giáo. Đây được xem là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngày 18/6/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 01/3/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, sau đó là Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012. Sự ra đời của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực này.
Tùy theo đặc thù của từng tôn giáo, các lĩnh vực cụ thể nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được ban hành: Chỉ thị 68-CT/TW ngày 18/4/1991 về công tác dân tộc ở vùng đồng bào Khmer của Ban Bí thư; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo...
Ngoài ra, Hiến pháp 2013 và các Văn kiện Đại hội gần đây của Đảng (XI, XII, XIII) cũng đã đề cập về tôn giáo và công tác tôn giáo một cách toàn diện, có trọng điểm.
Trên cơ sở thực tiễn và tiếp tục kế thừa Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội khóa XIV ngày 18/11/2016 biểu quyết thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp với tình hình mới, như: dành riêng một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; một số nội dung trước kia thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ nay phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương; thời gian công nhận tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm xuống còn 05 năm; đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo chỉ thực hiện một lần,...
Nếu như trước năm 2004, cả nước có 06 tôn giáo, 13 tổ chức, 20.929 cơ sở thờ tự, 34.181 chức sắc, 78.913 chức việc, 17,4 triệu tín đồ thì đến năm 2018, cả nước có 15 tôn giáo, 41 tổ chức, 55.839 chức sắc, 133.662 chức việc, 24,7 triệu tín đồ [3]. Tính đến tháng 11 năm 2019, Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, 57.409 chức sắc, 147.028 chức việc, 29.660 cơ sở thờ tự, 26.533.175 tín đồ chiếm 27% dân số cả nước [4].
Từ số liệu cho thấy, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đã được mở rộng. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến nhu cầu chính đáng của tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành; xác định phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể.
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 xác định: “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn”. Vì vậy, để các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tôn giáo đi vào cuộc sống, được áp dụng, thực hiện có hiệu quả, nhất quán, đồng bộ, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị là phải thường xuyên nghiên cứu, hiểu rõ, nắm vững và quán triệt các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Trong phạm vi này, với chức năng là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, hằng năm Sở Nội vụ đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Chỉ tính riêng 02 năm gần đây:
Năm 2019, tổ chức 04 hội nghị cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, với 641 người tham dự (Phật giáo 249, các tôn giáo 246, Trưởng điểm nhóm các hệ phái Tin Lành 49, Hội đồng Mục vụ các giáo xứ Công giáo 97); 02 lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, với 278 người tham dự (cơ sở 193, chủ chốt 85).
Đại biểu tham dự Hội nghị cập nhật kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho cán bộ chủ chốt năm 2019
Tương tự: năm 2020, tổ chức 05 hội nghị cho các tôn giáo, với 718 người tham dự; 02 lớp cho cán bộ, công chức, với 240 người tham dự [5]. Năm 2021, dự kiến tổ chức 09 hội nghị và 02 lớp cán bộ, công chức nhưng chưa tổ chức do tác động của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, trong năm 2019 Ban Tôn giáo còn phối hợp với: sở, ban ngành và đoàn thể thành phố tổ chức 05 hội nghị cho 460 lượt cán bộ, công chức; UBND các quận, huyện tổ chức 06 hội nghị cho 595 lượt cán bộ, công chức; các tổ chức tôn giáo tổ chức 16 hội nghị, với tổng số 1.305 chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham dự [6].
Trong công tác tuyên truyền, Ban Tôn giáo đặc biệt chú trọng nội dung tài liệu, họp bàn, trao đổi thống nhất với các sở, ban ngành có liên quan về thông tin cần triển khai. Tùy theo đối tượng tham dự, Ban tổ chức biên soạn tài liệu, khi đứng lớp các giảng viên sẽ lựa chọn nội dung truyền đạt phù hợp, chia sẻ kinh nghiệm, cách ứng xử theo từng vụ việc cụ thể, tổ chức điểm danh, kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận (lớp cán bộ, công chức).
Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo năm 2020
Thực hiện tốt nhiệm vụ trên sẽ nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tôn giáo và công tác tôn giáo; tránh tình trạng không đồng bộ trong hướng xử lý, giải quyết, cùng một vấn đề nhưng mỗi địa phương hiểu và ứng xử nhiều cách khác nhau. Việc tổ chức các hội nghị còn là dịp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, tạo sự gần gũi giữa chính quyền với các cá nhân, tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng...
Đồng thời, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị chủ động tham mưu, đề xuất, phối hợp giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp liên quan đến tôn giáo: thực hiện Kế hoạch 01-KH/BCĐ ngày 20/6/2017 của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo - dân tộc thành phố; Kế hoạch 38/KH-UBND ngày 25/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phát huy vai trò của người có uy tín; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà chức sắc, chức việc, nhà tu hành vào các dịp lễ tết, lễ đạo; tuyên dương khen thưởng các tập thể, cá nhân tôn giáo có nhiều đóng góp cho dân tộc...
Cần Thơ hiện có 13 tôn giáo, 387 cơ sở thờ tự, 504 chức sắc, 1.452 chức việc, 512.680 tín đồ [7]. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chức sắc, chức việc, nhà tu hành về chính sách, pháp luật liên quan tín ngưỡng, tôn giáo; tạo sức mạnh đoàn kết, tinh thần lan tỏa trong quần chúng tín đồ thực hiện tốt và chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.
[1] Bùi Thanh Hà,
Nguyễn Thị Định (2017), Tài liệu giới thiệu
Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Long, Chính sách, pháp luật đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, (https://tuyengiao.vn), đăng ngày 17/11/2018.
[3] Nguyễn Văn Long, Chính sách, pháp luật đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tạp
chí Ban Tuyên giáo Trung ương, (https://tuyengiao.vn), đăng ngày 17/11/2018.
[4] Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo số 176/BC-TGCP ngày 10/12/2019.
[5] Ban Tôn giáo
TP. Cần Thơ: Báo cáo kết quả tổ chức lớp
tập huấn và Hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật năm 2019, 2020.
[6] Ban Tôn giáo TP. Cần Thơ: Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về nhân quyền trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2019.
[7] Ban Tôn giáo
TP. Cần Thơ, Báo cáo năm 2020.
Vũ Hoàng
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (18/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)