Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ)
Ngày 11/10/2016 09:48 đăng bởi ngocha
Toàn thành phố có 9 đơn vị hành chính quận, huyện, 85 xã, phường, thị trấn.
Thực trạng tôn giáo ở Cần Thơ.
Do Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng nên các tôn giáo cũng chọn Cần Thơ làm địa bàn trọng tâm cho hoạt động truyền giáo và phát triển giáo hội. Việt Nam hiện có 14 tôn giáo với 38 tổ chức và 1 Pháp môn thì hầu hết đều có mặt ở Cần Thơ: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ, Baha’i, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo (trừ Bà La môn giáo; Minh Lý đạo Tam Tông Miếu và Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus Kito). Cần Thơ hiện có 12 tôn giáo với 26 tổ chức và Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi được công nhận; 49 điểm nhóm của 21 hệ phái Tin Lành (08 hệ phái đã được công nhận, 13 chưa được công nhận) đang hoạt động (trong đó 37 điểm được cấp đăng ký, 12 chưa đăng ký). Ngoài sinh hoạt sôi động của các tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng dân gian cũng diễn ra với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài thành phố tham dự.
Toàn thành phố có 730 chức sắc, 1.532 chức việc, 513 nhà tu hành cùng với 485.937 tín đồ, chiếm tỷ lệ hơn 40% dân số thành phố (số liệu năm 2015); có 365 cơ sở thờ tự ( trong đó cơ sở tín ngưỡng có 78).
Trong quá trình phát triển của thành phố, các tôn giáo cũng có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, chuyển viện cấp cứu miễn phí, làm cầu, đường giao thông, tặng nhà tình thương, học bỗng… (chỉ tính từ 2010 đến nay các tôn giáo đã đóng góp cho xã hội hơn 300 tỷ đồng); ngoài những đóng góp về vật chất, văn hoá và đạo đức tôn giáo cũng đã góp phần giữ gìn sự ổn định, nâng cao giá trị đạo đức, tinh thần trong nhân dân, giữ gìn bản sắc truyền thống, văn hoá dân tộc của con người Việt Nam, con người Cần Thơ.
Thực trạng thời gian qua, các tôn giáo ở thành phố Cần Thơ đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao văn hoá, cử chức sắc, nhà tu hành đi hoạt động tôn giáo ngoài nước, cử đi đào tạo, tu nghiệp, tham gia sinh hoạt, giao lưu với các tổ chức tôn giáo nước ngoài cũng như mời tổ chức, cá nhân giáo sỹ nước ngoài đến Việt Nam (Cần Thơ) giao lưu truyền giảng đạo, thực hiện các hoạt động tôn giáo (các tôn giáo ngoại nhập thường xuyên cử chức sắc đi nước ngoài hoặc mời chức sắc tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam hoạt động tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, gần đây tôn giáo bản địa như Cao Đài cũng tham gia hoạt động đối ngoại tôn giáo…).
Cùng cả nước, nhân dân thành phố luôn quan tâm theo dõi và đồng hành cùng dân tộc trên con đường hội nhập, xác định hội nhập quốc tế là xu thế khách quan để xây dựng và phát triển đất nước; trong bối cảnh chung đó, các tôn giáo cũng không tránh khỏi những tác động của quá trình hội nhập (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động đạo sự (sinh hoạt lễ nghi, truyền giảng, phát triển tín đồ, đối ngoại của tôn giáo…), cũng như sự phát triển của các tôn giáo.
Hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự liên kết giữa các nước, các khu vực và toàn thế giới để cùng phát triển là điều tất yếu. Để phát triển, ngoài việc phát huy nội lực là chính; việc liên kết với các tổ chức, cá nhân, các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực (ngoại lực) là vấn đề hết sức quan trọng. Việt Nam trong chiến lược đối ngoại đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước thông qua các tổ chức quốc tế, các hiệp ước, hiệp định như WTO, ASEM, APEC, FTA, TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN…; việc tăng cường hội nhập giúp nước ta tận dụng những lợi thế, thời cơ để phát triển; trong quá trình đó hoạt động của các tôn giáo cũng chịu nhiều tác động thông qua giao lưu tôn giáo quốc tế, đối thoại tôn giáo, ngoại giao tôn giáo, vấn đề truyền giảng đạo…, đối với những vấn đề trên tôn giáo ở Việt Nam không thể đứng bên ngoài.
Các chức sắc tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam hay chức sắc tôn giáo Việt Nam đi sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài, ngoài hoạt động tôn giáo thuần tuý còn là dịp để quảng bá nền văn hoá, hình ảnh, đất nước và con người của mỗi quốc gia, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá, truyền thống đạo đức của mỗi dân tộc.
Trưởng Ban Tôn giáo TPCT trao đổi với Đoàn Giáo sỹ Baptis Mỹ
Tác động của hội nhập với tôn giáo.
Hội nhập là điều kiện để các tôn giáo (nước ngoài và Việt Nam) có dịp trao đổi về niềm tin, tinh hoa văn hoá đạo đức của mỗi tôn giáo, giữa tôn giáo các vùng, miền, các khu vực từ đó làm phong phú thêm văn hoá, đạo đức tôn giáo của mỗi nước.
Hoạt động giao lưu tôn giáo giữa các nước sẽ tạo ra điều kiện để phát triển “du lịch tâm linh” (bởi các cơ sở thờ tự của tôn giáo vốn là một hệ thống kiến trúc nghệ thuật độc đáo) một loại hình du lịch văn hoá mà ngày nay con người hướng đến, kể cả những người không phải là tín đồ tôn giáo.
Hoạt động ngoại giao tôn giáo sẽ góp phần thúc đẩy ngoại giao văn hoá (bởi tôn giáo là thành tố của văn hoá), tạo điều kiện để văn hoá Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm, phong phú thêm bản sắc, truyền thống văn hoá con người Việt Nam.
Những yếu tố tích cực trên cần được kịp thời nắm bắt, xem đây là cơ hội tốt do hội nhập mang lại nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời cũng là dịp để chúng ta trang bị cho nền văn hoá dân tộc sức đề kháng trước những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, sự xâm nhập của văn hoá ngoại lai, thực dụng, xem thường giá trị đạo đức – nền tảng tinh thần của xã hội.
Những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập cần hết sức quan tâm đó là: thương mại hoá văn hoá, lối sống thực dụng chạy theo vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, hạ thấp nhân phẩm, sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Tôn giáo với vai trò là thành tố của văn hoá, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với xã hội mới cần được phát huy. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trong quá trình hoạt động có điều kiện giao lưu với các tôn giáo thế giới, đây cũng là dịp để hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức, thực hiện thành công đối ngoại tôn giáo, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, văn hoá, đạo đức, tôn giáo của người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập.
Trong quá trình hội nhập sâu rộng, hoạt động của các tôn giáo có sự phát triển đa dạng, phong phú, các hoạt động lễ hội tổ chức ngày càng mở rộng quy mô, từ đó cũng sẽ nảy sinh những vấn đề cần đặc biệt quan tâm; đó là:
- Việc các giáo sỹ nước ngoài đến Việt Nam giao lưu và thực hiện hoạt động truyền giáo, tìm hiểu tự do tôn giáo ở Việt Nam hay tìm hiểu về đạo đức, văn hoá, truyền thống của người Việt Nam sẽ là dịp để chúng ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, các tôn giáo thế giới về chính sách tôn giáo nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường, đúng pháp luật của nhân dân, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo, không có xung đột tôn giáo, dân tộc.
Sinh hoạt của giáo sỹ nước ngoài tại Hội Đại diện Tòa thánh Vatican thăm TP Cần Thơ thánh Baptis Nam Phương TP. Cần Thơ
- Các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài thiếu thiện chí, thậm chí chống phá Đảng, Nhà nước ta sẽ có điều kiện tiếp cận các đối tượng chống đối, bất mãn trong nước để lôi kéo, kích động, xúi giục có những hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, cũng như gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội địa phương nếu ta lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
- Những văn hoá, đạo đức tôn giáo không phù hợp bản sắc văn hoá, đạo đức Việt Nam có điều kiện du nhập, tác động xấu đến quá trình xây dựng nền tảng đạo đức, văn hoá, con người Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước.
Ngoại giao tôn giáo, đối ngoại tôn giáo phát triển, các chức sắc tôn giáo Việt Nam có điều kiện đi hoạt động tôn giáo, giao lưu, sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài (có cả một bộ phận xuất cảnh không qua quản lý nhà nước) sẽ làm phức tạp hơn cho công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo. Vấn đề đặt ra là với vai trò quản lý Nhà nước, chính quyền cần có giải pháp gì để phát huy tính tích cực và vai trò của đạo đức tôn giáo làm phong phú thêm đời sống văn hóa, đạo đức của cộng đồng; cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập, giao lưu giữa các tôn giáo ?
Trước hết, cần khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng, đó là hướng con người đến “Chân, thiện, mỹ”; vì vậy những đạo đức tôn giáo phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc cần được tiếp tục phát huy, nhân rộng (các hoạt động từ thiện, xã hội, chăm lo cho người nghèo...).
Thứ hai, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo thành những chính sách, pháp luật cụ thể; tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Hiến chương Giáo hội, thực hiện bình đẵng giữa các tôn giáo, pháp huy vai trò cá nhân chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trong việc hướng dẫn tín đồ chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”.
Thứ ba, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xúi giục tín đồ tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng an ninh trật tự, đời sống cộng đồng, đi ngược Hiến chương, giáo lý tôn giáo; gây mất đoàn kết tôn giáo, tác động xấu đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ tư, phát huy vai trò và uy tín của các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo tiêu biểu, có đạo hạnh, được tín đồ tín nhiệm trong việc nêu gương xây dựng cuộc sống “Tốt đời đẹp đạo”; phối hợp trong giải quyết các vấn đề tôn giáo phát sinh đảm bảo có lý có tình, đúng pháp luật, tạo được sự đồng thuận cao.
Những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để đất nước ta phát triển, trong đó các tôn giáo cũng có điều kiện để phát triển; đặc biệt là để thích ứng với hội nhập các tôn giáo sẽ tăng cường hoạt động truyền giáo, đào tạo giáo sỹ chuyên nghiệp hơn, trang bị cơ sở vật chất hoạt động hiện đại hơn, nhất là đào tạo chức sắc chuyên nghiệp ở nước ngoài, đó là điều tất yếu.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước, bộ máy làm công tác tôn giáo ở địa phương cần được quan tâm quy hoạch đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương cần có những chính sách vĩ mô để tăng cường và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo. Cần quan tâm chú trọng cả chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ theo hướng chuyên nghiệp hoá (từ lâu các tôn giáo đã chuyên nghiệp hoá bộ máy chức sắc, giáo sỹ).
Có chính sách, chế độ đãi ngộ rõ ràng (công tác tôn giáo là công tác đặc thù nên cần có chính sách đãi ngộ đặc thù) cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng như trang bị những điều kiện vật chất, kỹ thuật, môi trường làm việc phù hợp để họ yên tâm công tác, cống hiến.
Đối với thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các tôn giáo vì thế cũng chọn Cần Thơ là địa bàn tập trung truyền giáo để phát triển tín đồ, mở rộng giáo hội. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Cần Thơ cũng cần được sự quan tâm đầu tư tương xứng để có thể góp phần ổn định an ninh tôn giáo, tạo ra môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, bình đẵng, an toàn, làm cho Cần Thơ thật sự là trung tâm của vùng như vị trí mà thành phố đã và đang đảm nhận.
Tóm lại, trong quá trình hội nhập các tôn giáo có điều kiện phát triển, đặc biệt là đối ngoại tôn giáo. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo vì thế cũng phải có sự đổi mới phù hợp; cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng phải làm tốt công tác tôn giáo. Đảng cần có những định hướng quan trọng, bao quát để chỉ đạo công tác tôn giáo và thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo phải được tăng cường và đầu tư tương xứng với các chính sách tổng thể về nguồn nhân lực làm công tác tôn giáo, phương tiện kỹ thuật và hơn hết là chính sách đãi ngộ, có như vậy công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời kỳ hội nhập mới gặt hái được thành công./.
Hà Ngọc
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)