Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015
Ngày 14/04/2016 09:31 đăng bởi hungyen
Thành phố Cần Thơ hiện có 11 tôn giáo với 24 tổ chức đã được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Tịnh độ Cư sĩ, Baha’I, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương và Tín ngưỡng dân gian, với 730 chức sắc,1532 chức việc, 485.937 tín đồ, chiếm tỷ lệ khoảng 40% dân số. Ngoài ra có Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và 12 hệ phái Tin Lành chưa công nhận đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ.
Chức sắc tôn giáo thăm, chúc Tết Ban Tôn giáo năm 2016
Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và những vấn đề nảy sinh ngày một tăng nhanh, bình quân mỗi năm có từ 150 đến 180 hồ sơ tôn giáo cần có sự phối hợp liên ngành để giải quyết; cấp quận, huyện luôn có từ 30 đến 40 đơn, thư khiếu nại tồn đọng, cấp thành phố luôn tồn đọng từ 10 đến 15 vụ việc phức tạp cần xin ý kiến của lãnh đạo thành phố, trong đó có 6 vụ việc tồn đọng lâu thậm chí trên 20 năm.
Trước thực trạng nêu trên, để đảm bảo ổn định tình hình tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, việc tham mưu chặt chẽ để giải quyết dứt điểm các vụ việc là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã ban hành qui chế phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo, qua đó qui định nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, đồng thời giao Ban Tôn giáo là cơ quan chủ trì phối hợp và tập hợp tình hình, tham mưu.
Ban Tôn giáo duy trì họp liên ngành mỗi tháng ít nhất 2 lần để thống nhất tham mưu cho Lãnh đạo thành phố giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo có qui mô lớn và các đơn thư khiếu kiện, các vụ việc tồn đọng. Thành phần họp xét đơn là các đồng chí thư ký - Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo - dân tộc thành phố như: Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, ngoài ra tùy vụ việc mà mời thêm các sở, ngành hoặc địa phương liên quan.
Năm 2015, Ban Tôn giáo đã phối hợp giải quyết cụ thể về các lĩnh vực như: Đất đai, xây dựng, bổ nhiệm, đào tạo, các cuộc lễ đạo, thành lập, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc, Đại hội, Hội nghị, tổ chức quyên góp và quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo. Trong năm đã tiếp nhận 152 đơn tôn giáo cần giải quyết liên ngành, đã tham mưu giải quyết và giải quyết dứt điểm 152 đơn.
Đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết 7/7 vấn đề phức tạp, tồn đọng kéo dài nhiều năm.
Rút kinh nghiệm từ công tác phối hợp cấp thành phố, Ban Tôn giáo đã nhân rộng và hỗ trợ cấp huyện giải quyết, cụ thể:
- Chỉ đạo các Phòng Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban kịp thời tham mưu cho lãnh đạo cùng cấp giải quyết các vấn đề phát sinh tại địa phương ngay từ ban đầu, không để kéo dài, hạn chế trong việc phải đề xuất thành phố giải quyết.
- Thống kê các vụ việc tồn đọng và mới phát sinh, sau đó tham mưu mời Ban Tôn giáo và ban ngành liên quan của thành phố về hỗ trợ. Kết quả năm 2015 đã hỗ trợ quận, huyện giải quyết trên 50% các vụ việc tồn đọng.
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác phối hợp giữa Ban Tôn giáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các sở ban ngành thành phố và quận, huyện trong việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng đạt được hiệu quả cao, kịp thời tham mưu đề xuất giải quyết các nhu cầu chính đáng của tôn giáo, tạo được sự phấn khởi trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, tạo được niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với chính quyền và nhân dân thành phố xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.
Thăm GM Bùi Tuần nhân lễ Phục sinh 2016
Thăm GM Trần Xuân Tiếu nhân lễ Bổn mạng 2016
Việc duy trì thường xuyên họp xét đơn liên ngành với thành phần nêu trên đã thật sự phát huy hiệu quả. Thứ nhất, tập hợp được thông tin nhiều chiều, kịp thời và phù hợp với thực tế của địa phương, có được kết quả khách quan từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ cơ sở. Thứ hai, tạo được sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của lực lượng trực tiếp tham mưu. Thứ ba, thống nhất trong nhận xét đánh giá vấn đề và tham mưu nhất quán, chính xác và chặt chẽ cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân cũng như các Sở ban ngành. Thứ tư, tránh được sự bất cập mà một số tỉnh, thành khác đang vướng, đó là khi có chủ trương nhưng không thể thực hiện do phát sinh tình tiết theo qui định pháp luật của các ngành chức năng liên quan. Thứ năm, khi đã có chủ trương thì việc tổ chức thực hiện và hỗ trợ các tôn giáo hoạt động kịp thời, đồng bộ và hiệu quả.
Khảo sát cơ sở Bảo trợ xã hội Ân phúc
Hiệu quả của công tác phối hợp là khá tốt, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại như:
- Thành phần tham gia họp xét liên ngành đôi khi chưa ổn định, một số thành viên tham gia không thể đưa ra chính kiến của ngành mình, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp.
- Công tác nắm tình hình hoạt động tôn giáo của một số địa phương từng lúc, từng nơi chưa thật sự chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hoạt động không phù hợp pháp luật của một số cá nhân tôn giáo. Thông tin trao đổi, phản hồi hai chiều, nhiều chiều chưa được quan tâm đúng mức và chưa kịp thời; việc xác minh tư cách công dân của chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo làm cơ sở cho việc tiếp nhận đăng ký phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử…còn chậm về thời gian.
- Giải quyết các vấn đề tôn giáo nảy sinh trong thực tiễn ở cơ sở nhiều nơi còn lúng túng, chậm đề xuất phương án xử lý, giải quyết. Hiệu quả giải quyết một số vụ việc tôn giáo chưa cao, còn có những vụ việc kéo dài và gây bức xúc trong chức sắc và tín đồ tôn giáo dẫn đến phải chuyển về thành phố giải quyết. Một số văn bản của Ủy ban nhân quận, huyện thể hiện quan điểm còn chung chung, chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian.
- Một số cá nhân chưa thông hiểu luật pháp cũng như giáo luật của tôn giáo mình, vì lợi ích cá nhân kết hợp với bị kích động nên có đơn khiếu kiện vô căn cứ, gửi nhiều lần đến nhiều cơ quan các cấp gây phức tạp tình hình.
Có được những kết quả trên, trước hết là có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo thành phố, trong chỉ đạo có phân công cụ thể từng sở, ngành và đơn vị chủ trì tham mưu, kết hợp:
- Ban Tôn giáo là cơ quan chủ công phối hợp tham mưu có hiệu quả cho lãnh đạo thành phố về công tác tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố; thực sự là cầu nối, giữ mối liên hệ giữa chính quyền với các tổ chức và cá nhân tôn giáo, tạo ra sự đồng thuận chung.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành thành phố với quận, huyện trong việc giải quyết các vấn đề bước đầu phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ cho cơ sở.
Để phát huy vai trò, chức năng của các sở, ban ngành thành phố và Phòng Nội vụ các quận, huyện trong công tác phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thành phố, trong những năm tiếp theo, cần tập trung:
- Lãnh đạo thành phố: tiếp tục quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ việc còn tồn đọng có liên quan tôn giáo. Trong đó giao cụ thể cho từng sở, ngành và đơn vị chủ trì tham mưu.
- Ban Tôn giáo: tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo các qui định của pháp luật; chủ động phối hợp nắm diễn biến các hoạt động tôn giáo và tổ chức quản lý đảm bảo tuân thủ các qui định của pháp luật về tôn giáo. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng duy trì và nâng chất các buổi họp liên ngành, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo. Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố hướng dẫn các tôn giáo tổ chức hoạt động tôn giáo đúng hiến chương và pháp luật nhà nước.
- Các Sở, ban ngành có liên quan: Khi xem xét giải quyết vụ việc có liên quan đến tôn giáo cần phải có sự phối hợp với Ban Tôn giáo nhằm đảm bảo kết quả giải quyết đúng theo các qui định của pháp luật về tôn giáo, phù hợp giáo luật và thực tế tình hình địa phương. Bố trí cán bộ, công chức tham gia họp xét đơn liên ngành cần duy trì các thành viên có kinh nghiệm, nắm rõ vụ việc, có thể thay mặt cho ngành mình trong góp phần giải quyết cũng như tham mưu giải quyết vấn đề.
- Phòng Nội vụ các quận, huyện: Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể ở địa phương trong công tác tôn giáo; tham mưu giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo ngay từ dưới cơ sở; vận dụng linh hoạt các biện pháp thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế ở từng nơi. Khi tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện thể hiện một số quan điểm rõ ràng, cụ thể từng vụ việc để phản hồi đến Ban Tôn giáo thành phố làm cơ sở đưa ra cuộc họp liên ngành xem xét đạt hiệu quả./.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)