Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển
Ngày 24/12/2018 10:11 đăng bởi lnny
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhất quán: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mười lăm năm qua, kể từ khi thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, cũng là mười lăm năm, các tôn giáo trên địa bàn Cần Thơ đồng hành và có những đóng góp tích cực trong tiến trình phát triển chung của thành phố.
Thành phố Cần Thơ hiện có 13/15 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cơ Đốc Phục Lâm, Baha’i, Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sỹ, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và 01 Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (7 tôn giáo ngoại sinh và 6 tôn giáo nội sinh, với 383 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, 503 chức sắc, 1.563 chức việc, với 492.433 tín đồ, chiếm tỷ lệ hơn 40% dân số, trong đó:
Số liệu thống kê của Ban tôn giáo Cần thơ cho thấy các tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát triển khá nhanh (năm 2004, có 6 tôn giáo; năm 2018 có 13 tôn giáo và 25 tổ chức tôn giáo được công nhận), phát triển tín đồ (năm 2004 có 367.924 tín đồ chiếm trên 33% dân số; năm 2018 có 492.433 tín đồ chiếm hơn 40% dân số).
Tỉ lệ tín đồ tôn giáo ở Cần Thơ hiện nay khá đậm đặc so với bình quân cả nước và bình quân vùng Tây Nam Bộ, tín đồ đại đa số là nông dân và tầng lớp lao động. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường, đặc biệt là nhiều luồng văn hóa khác nhau đã tác động mạnh đến tất cả mọi hoạt động xã hội, trong đó có tôn giáo. Sự tác động đó đến từng tôn giáo ở từng mức độ có khác nhau, nhưng nhìn chung xu hướng thượng tôn và tuân thủ luật pháp, đồng hành cùng dân tộc từng bước trở thành xu thế chủ đạo, những giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo được phát huy hiệu quả, các tôn giáo hoạt động với đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tham gia tốt các hoạt động vì người nghèo, an sinh xã hội….
Quá trình đồng hành và phát triển, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các sở ban ngành, thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, luôn đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong công tác tham mưu, đề xuất, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện và giải quyết các nhu cầu tôn giáo, hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động và phát triển.
Mỗi năm Ban Tôn giáo mở từ 3 đến 5 lớp, hội nghị phổ biến chính sách pháp luật cho trên 500 chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá đất nước ta. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức tôn giáo về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước để trên cơ sở đó mỗi cá nhân tự giác tham gia các phong trào yêu nước, lên án các hành vi sai trái của đối tượng cực đoan. Giải quyết các nhu cầu về xây sửa nơi thờ tự, tổ chức lễ đạo, xuất gia tu học, phong chức, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, mỗi năm từ 70 đến 120 trường hợp đều được giải quyết nhanh, kịp thời, được lòng tin tưởng, phấn khởi của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo.
Từ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tạo được niềm tin của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, các tôn giáo trên địa bàn thành phố thực hiện các hoạt động tôn giáo thuần túy, đúng theo các quy định của nhà nước và đúng theo đường hướng hành đạo của từng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực thể hiện rõ phương châm “lợi đạo - ích đời” góp phần vào quá trình phát triển chung của thành phố. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố luôn chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng chính quyền, các đoàn thể. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021, có 68 chức sắc các tôn giáo tham gia ứng cử và có 40 chức sắc trúng cử: Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (thành phố Cần Thơ): 03 (Công giáo 01, Phật giáo 01 và Phật giáo Hòa Hảo 01); Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện: 08 (Công giáo 02, Phật giáo 05 và Phật giáo Hòa Hảo 01); Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (phường, thị trấn): 29 (Công giáo 04, Phật giáo 12, Phật giáo Hòa Hảo 10, Cao Đài 02, Tịnh độ cư sĩ 01).
Đồng bào các tôn giáo tham gia tích cực vào Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nhiều mô hình hay và hiệu quả như: mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự trong tôn giáo”; “Tuyến đường an toàn về an ninh trật tự”; “Cổng rào an ninh trật tự”…, cùng với công an, chính quyền các cấp giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Năm 2017, qua kết quả đấu tranh với các tệ nạn xã hội đã có 224 vị chức sắc các tôn giáo được tặng Bằng khen, Giấy khen của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân, Công an thành phố, từ đó chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã ý thức được vai trò trách nhiệm của người công dân, an tâm làm ăn phát triển kinh tế, sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, đúng hiến chương của tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo ích nước, lợi nhà phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và phát huy, trong đó có những lĩnh vực thế mạnh của các tôn giáo tham gia như: giáo dục (24 trường Mầm non, với 5.807 học sinh, 16 lớp dạy nghề với 553 học viên, 9 điểm dạy trẻ mồ côi với 531 học sinh), bảo trợ xã hội (5 cơ sở với 50 người), an sinh xã hội, chung tay bảo vệ môi trường,…
Phong trào yêu nước trong đồng bào các tôn giáo ngày càng tăng về số và chất. Các tôn giáo, đồng hành cùng dân tộc “sống tốt đời, đẹp đạo”; mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa văn minh, tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; …
Mọi dấu hiệu lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều được kịp thời phát hiện và xử lý đúng theo pháp luật, trong nhiều trường hợp do chính đồng bào tôn giáo cung cấp và tham gia đấu tranh phản bác. Nhờ vậy, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều diễn ra thuần túy, chưa phát hiện vấn đề phức tạp, bị kẻ xấu lợi dụng, qua đó góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của thành phố.
Hoạt động từ thiện xã hội do các tổ chức, cá nhân tôn giáo đạt kết quả khá cao, các công trình phúc lợi xã hội trong vùng có đông đồng bào tôn giáo được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra, các tôn giáo còn chung tay đóng góp và làm từ thiện, nhân đạo như cứu trợ thiên tai, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, vận động mua xe cứu thương, cấp cháo, nước sôi miễn phí ở các bệnh viện,...Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Tôn giáo, bình quân mỗi năm các tôn giáo thực hiện từ thiện xã hội khoảng 70 tỷ đồng, góp phần tích cực cùng chính quyền thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân thành phố.
Tôn giáo với hệ thống những “chuẩn mực giá trị đạo đức” của mình. Những chuẩn mực giá trị đạo đức ấy không chỉ duy trì trong quá trình thực hiện các nghi thức tôn giáo, mà còn điều chỉnh cả hành vi của con người trong đời sống thường nhật khi ứng xử với những người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ đã góp phần duy trì đạo đức xã hội, đạo đức gia đình như: Phong trào cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; Xây dựng gia đình văn hóa (năm 2017 có 254.991 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 94,47%), khu vực văn hóa (616/630 khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa);…Hoạt động các lễ trọng của tôn giáo không chỉ của tín đồ các tôn giáo mà còn có sự tham gia, hưởng ứng rất đông của người dân thành phố như: Lễ Noel của Công giáo; Lễ Vu lan, tết Chôl Chnăm Thmay, lễ Sen Đolta, lễ Ooc Om Bok của Phật giáo; Trại hè (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành),…Ngoài việc truyền đạt giáo lý, phát triển tín đồ của các tôn giáo, còn giáo dục đạo đức, ứng xử xã hội, phòng ngừa tránh xa các tệ nạn xã hội, bảo đảm hạnh phúc gia đình (năm 2017, cung cấp cho các ngành chức năng 1.961 nguồn tin có chất lượng).
Tôn giáo ở Cần Thơ đã có những đóng góp nhất định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa,…Đồng thời, tôn giáo góp phần chuyển tải các giá trị văn hóa trong quá trình giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các tôn giáo, Cần Thơ có 22 di tích được công nhận di tích lịch sử, văn hóa (trong đó có 10 cơ sở là đình, chùa), điển hình như: Thiền viện Trúc lâm Phương Nam; Nhà Thờ Chánh Tòa; Chùa Phật học, Chùa Pitu KhôSa Răngsây; Chùa Munirensây; Chùa Nam Nhã đường;;…nhiều kiến trúc nghệ thuật tôn giáo mang dấu ấn giá trị lịch sử được lưu giữ như: Chùa Nam Nhã đường, Đình Bình Thủy, hình tượng bằng gỗ 28 vị La hán tại Chùa Long Quang;….Các cơ sở này hằng năm đều được các ngành chức năng thành phố trùng tu và sửa chữa, là nơi duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, là nơi sinh hoạt cộng đồng và giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mỗi năm, trên địa bàn thành phố có khoảng 85 đến 100 cuộc lễ, hội của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, đã góp phần cùng thành phố đón khoảng 7,54 triệu lượt khách (chiếm khoảng 10% cả nước); có 2,18 triệu lượt khách lưu trú, khoảng hơn 305 nghìn khách quốc tế trong năm 2017.
Thực tiễn công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong 15 năm qua, cho thấy, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở ban ngành, sự đồng tình ủng hộ của chức sắc, tín đồ đã tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển nhanh theo hướng các yếu tố tích cực ngày càng nhiều, các yếu tố tiêu cực ngày càng giảm, hoạt động các tôn giáo đem lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội, góp phần vào quá trình phát triển chung của thành phố. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 2 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 đã khẳng định rõ hơn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và đưa trách nhiệm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo lên một tầm cao mới bằng luật. Chủ trương, chính sách pháp luật đã cơ bản hoàn chỉnh, vấn đề còn lại là sự vào cuộc của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo để làm cho hiệu quả của xu hướng tôn giáo đồng hành và phát triển cùng thành phố Cần Thơ ngày càng thành công hơn./.
ThS Phạm Văn Tuấn
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (18/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)