Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước
Ngày 04/08/2020 10:21 đăng bởi vantuan
Chặng đường 40 năm, thực hiện nội dung Thư Chung 1980 là thành tựu của Công giáo Việt Nam về Giáo hội và đường hướng Mục vụ. Thư Chung 1980 đã khẳng định: “là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước”. Với đường hướng “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, 40 năm thực hiện Thư Chung 1980, Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Từ khi có chính sách đổi mới về công tác tôn giáo, việc triển khai đường hướng mục vụ đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam theo tinh thần Thư Chung 1980 được chú trọng hơn với nhiều nội dung thiết thực, toàn diện, sâu sắc và đã tạo được nhiều phong trào hoạt động góp phần phát triển xã hội trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện xã hội,…,tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.
Sơ lược về tổ chức Công giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Công giáo ở Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ và Giáo phận Long Xuyên. Trong đó Giáo phận Cần Thơ có Giáo hạt Cần thơ có 21 giáo xứ, 03 giáo họ thuộc quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ. Giáo phận Long Xuyên có Giáo hạt Vĩnh Thạnh (16 giáo xứ, 07 giáo họ), Giáo hạt Vĩnh An (17 giáo xứ, 08 giáo họ) thuộc huyện Vĩnh Thạnh và 02 Giáo xứ Bò Ót, Bình Minh (quận Thốt Nốt) thuộc Giáo hạt Long Xuyên, với 79 cơ sở thờ tự, 117 chức sắc, 383 chức việc, 96.761 tín đồ và có Tòa Giám mục Cần Thơ, Trung tâm Mục vụ Giáo phận Cần Thơ, 01 cơ sở bảo trợ xã hội (Ân phúc) thuộc Giáo phận Cần Thơ, 02 nhà hưu dưỡng linh mục thuộc 02 Giáo phận và Đại Chủng viện Thánh Quý, là trường đào tạo linh mục cho 3 Giáo phận: Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long[1].
Công giáo ở Cần Thơ còn có các dòng và cộng đoàn tu nam, nữ như: Tu Viện Thánh Gia; Cộng đoàn Thánh Phanxicô Cần Thơ; Cộng đoàn Dòng Tên Cần Thơ; Dòng Chúa Quan Phòng; Dòng Con Đức Mẹ; Hội Dòng Mến Thánh Giá Long Xuyên; Cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn; Cộng đoàn Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh mục; Cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ;… và một tổ chức xã hội đại diện phong trào yêu nước của đồng bào Công giáo Cần Thơ là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ.
Các hoạt động của người Công giáo ở Cần Thơ
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm… Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do, hạnh phúc” (Thư chung 1980).
Thư chung đã cụ thể hoá rằng, lòng yêu nước phải thiết thực, phải có ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước và tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do, hạnh phúc.
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm, như nhắc nhở: “Các người kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình, là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” phải có ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tích cực cùng đồng bào góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và hạnh phúc. Thực hiện tinh thần của Phúc âm, đồng bào Công giáo ở Cần Thơ đã tích cực hưởng ứng và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do các cấp các ngành phát động và được cụ thể hóa trên các lĩnh vực như sau:
- Tích cực tham gia góp phần cùng địa phương trong việc giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trong những năm qua, các linh mục, tu sĩ đã tích cực cùng với Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể các cấp tham gia vận động đồng bào Công giáo học tập đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các linh mục, tu sĩ, chức việc Công giáo đã tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức; các hội nghị triển khai pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực có liên quan,…). Ngoài ra, với nhận thức việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả, các linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo ở Cần Thơ đã tích cực vận động tuyên truyền, tổ chức và tham gia vào các tổ chức đoàn thể xã hội, các mô hình vận dận khéo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: mô hình tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng giáo xứ 6 không (không tội phạm, không ma túy, không mại dâm, không sinh con thứ 3, không có tai nạn giao thông nghiêm trọng, không có thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự).
“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (NQ 25).
Thực hiện Thư Chung 1980, xác định nhiệm vụ của người Công giáo đồng hành cùng dân tộc, đó là: “Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”(10) và “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”(11)
Trong 40 năm qua, chức sắc, chức việc và đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện đời sống “Phúc âm”, yêu nước thiết thực, ý thức được những vấn đề của quê hương, đất nước, cùng với nhân dân thành phố Cần Thơ góp phần xây dựng và phát triển chung của cả nước.
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động
Nêu cao truyền thống “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào Công giáo luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo. Trước khi trở thành tín đồ Công giáo, những tín đồ này đã là con dân đất Việt với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp, như truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh quật cường chống giặc ngoại xâm, tinh thần tương thân tương ái, đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn”... Sự hòa quyện giữa tinh thần “Phúc âm” của đạo Công giáo và tinh thần dân tộc khiến cho các tín đồ Công giáo trở thành những công dân gương mẫu, như Giáo hoàng Bê-nê-đích-tô XVI từng căn dặn: “Người tín hữu tốt là người công dân tốt”, trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có 01 linh mục là đại biểu HĐND thành phố, 01 linh mục là đại biểu HĐND huyện, 02 linh mục và 01 nữ tu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ, 15 giáo dân là đại biểu HĐND quận huyện, 359 giáo dân là đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn, 9/9 Ban Đoàn kết Công giáo tại 9 quận huyện với 101 Ủy viên[2].
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua đồng bào Công giáo ở Cần Thơ đã tích cực tham gia phát triển các mô hình kinh tế, hưởng ứng và thực hiện tích cực các phong trào thi đua yêu nước: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”,…phát huy, các nguồn lực trong đồng bào Công giáo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức trách nhiệm trong xây dựng và phát triển chung của thành phố, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cộng đồng dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp.
Trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đồng bào Công giáo ở Cần Thơ luôn tích cực tăng gia sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các mô hình kinh tế, sản xuất hiệu quả có giá trị kinh tế cao như: cánh đồng mẫu lớn, góp vốn hỗ trợ sản xuất,…phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho giáo dân, điển hình như Giáo xứ An Sơn, Giáo xứ Thánh Gia,… đến nay đồng bào Công giáo đã có cuộc sống khá, giàu.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng bào Công giáo ở Cần Thơ đã tham gia đóng góp tiền và ngày công lao động. Nhiều gia đình đồng bào Công giáo sẵn sàng tháo dỡ hàng rào, thu hoạch hoa màu, cây ăn quả để hiến đất mở rộng đường nông thôn; đóng góp công sức xây dựng cầu đường, trung tâm văn hóa và các kết cấu hạ tầng khác theo tiêu chuẩn nông thôn mới, huyện Vĩnh Thạnh là huyện có đông đồng bào Công giáo được chọn xây dựng huyện nông thôn mới và đã được công nhận (2018), đến nay toàn thành phố có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 44/47 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới[3]; 100% giáo xứ, giáo họ được công nhận đạt tiêu chuẩn “ba không”; 95% hộ gia đình công giáo được công nhận đạt chuẩn gia đình văn hóa[4].
Các linh mục, Hội đồng mục vụ và đồng bào Công giáo ở các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn thành phố cùng với cộng đồng dân cư thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường; huy động nhân dân và đồng bào có đạo làm tổng vệ sinh; giữ gìn cảnh quan môi trường, tích cực tham gia phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ Môi trường” xây dựng giáo xứ sáng - xanh - sạch - đẹp, các linh mục luôn nhắc nhở bà con giáo dân thực hiện bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực, ngay trong gia đình và cộng đồng dân cư, như tiết kiệm nước, sử dụng bóng đèn và các thiết bị điện ít tiêu hao năng lượng, tắt điện khi không sử dụng, không xả rác, không sử dụng chất thải bừa bãi, không sử dụng hóa chất độc hại trong canh tác và sản xuất,... Ở nhiều giáo xứ, các linh mục tuyên truyền, vận động nhân dân nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng tổ chức các hoạt động bảo đảm vệ sinh định kỳ và đột xuất, đổ rác tập trung, thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh...Bên cạnh việc vận động, hướng dẫn giáo dân tham gia thực hiện bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo ở Cần Thơ còn tích cực cùng với chính quyền và các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân tại các xã trên địa bàn thành phố tham gia hiến 180.200 m2 đất; xây dựng mới và sửa chữa gần 1.000 cây cầu, 652km đường giao thông; nạo vét 250km kênh mương với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; lắp đặt đèn chiếu sáng; xây mới cột cờ, hàng rào; trồng trên 250.000 cây xanh các loại, xây dựng 161 tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp...với tổng kinh phí 390 tỷ 955 triệu đồng và 46.711 ngày công lao động[5]. Đến nay đa số các tuyến đường giao thông nông thôn đều được mở rộng và bê tông hóa, làm cho bộ mặt nông thôn được cải thiện, góp phận vào phát triển chung của thành phố.
- Tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế cùng với các hoạt động từ thiện, bác ái.
Phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc Việt Nam, sống Tin Mừng theo tinh thần bác ái “Yêu thương và Phục vụ” đồng bào Công giáo ở Cần Thơ tích cực hưởng ứng chủ trương xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, giáo dục của Nhà nước. Ở hầu hết các khu dân cư có đông đồng bào Công giáo, đồng bào tích cực vận động con em đi học và chăm lo tốt việc học tập của con em mình. Số con em đồng bào Công giáo thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học hằng năm ngày càng cao, đều được chăm lo tốt thông qua Quỹ “Khuyến học, khuyến tài”. Nhiều dòng nữ tu trên địa bàn mở các trường mầm non tư thục (17 cơ sở), với đội ngũ giáo viên là các nữ tu được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đầy ắp tinh thần yêu nghề, yêu trẻ, nên đã thực hiện tốt việc nuôi dạy trẻ, được các bậc phụ huynh tin tưởng, yêu mến. Các cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật, người bị bệnh tâm thần do các linh mục, nữ tu thành lập là nơi đón nhận những số phận bị bỏ rơi, góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” tặng nhà đại đoàn kết được nhiều linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo hưởng ứng, điển hình như Giáo xứ Bò Ót (quận Thốt Nốt), Họ đạo An Hội, Thới Thạnh, Lộ 20 (quận Ninh Kiếu), Hội Dòng con Đức Mẹ Cần Thơ (quận Bình Thủy),… đã duy trì nhiều năm trong việc xây dựng, sửa chữa nhà tình thương trao tặng cho người nghèo ở khắp các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, chăm lo cho người già neo đơn, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo,…(mỗi năm trao tặng hàng trăm căn nhà và hàng chục tỷ đồng cho các phong trào). Nhiều linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tuyên dương, ghi nhận và nhân rộng điển hình các mô hình đóng góp này.
40 năm thực hiện nội dung Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như các thư chung tiếp theo đã xác định rõ đường hướng Công giáo Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong điều kiện mới một cách thiết thực, cụ thể đã góp phần thúc đẩy các hoạt động xã hội của người Công giáo trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo phát triển sâu rộng và đạt hiệu quả cao, các phong trào thi đua yêu nước luôn được các chức sắc, chức việc và đồng bào Công giáo ở Cần Thơ tích cực tham gia và hưởng ứng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới./.
Ths Phạm Văn Tuấn
[1] Ban tôn giáo thành phố Cần Thơ - Thống kê số liệu Tôn giáo năm 2019
2 UBĐKCGVN thành phố Cần Thơ - Báo cáo Tổng kết Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo và hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ VI (2014-2018)
3 UBMTTQ.VN thành phố Cần Thơ (2020) - Báo cáo Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"
4 UBĐKCGVN thành phố Cần Thơ - Báo cáo Tổng kết Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo và hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ VI (2014-2018)
5 UBMTTQ.VN thành phố Cần Thơ (2020) - Báo cáo Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ (29/08/2022)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)