Chuyên đề Nghiên cứu - chính sách tôn giáo
Nguồn lực của Phật giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội ở thành phố Cần Thơ
Ngày 29/08/2022 15:50 đăng bởi uthau
1. Một số khái niệm về nguồn lực
Nguồn lực được quan niệm là
“toàn bộ những yếu tố đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc
đẩy quá trình cải biến tự nhiên và xã hội” hoặc nguồn lực được hiểu là “một hệ
thống các nhân tố cả vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ có khả năng góp phần
thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia dân tộc”.
Theo cách tiếp cận tổng
thể, nguồn lực là tài nguyên, giá trị đối với sự phát triển của quốc gia, dân
tộc, cộng đồng. Nguồn lực được chia thành nhiều loại như: vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn lực con người, khoa học công nghệ... Trong
đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất và quyết định các loại nguồn lực
khác.
2. Nguồn lực của Phật giáo Cần Thơ
2.1. Nguồn lực con
người của Phật giáo
Trong bối cảnh đổi mới của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, rất cần sự tham gia của toàn xã hội vào an sinh xã hội. Ở thành phố Cần Thơ, Phật giáo là một tôn giáo lớn, không chỉ có số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ đông đảo, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đó là điều kiện thuận lợi để Phật giáo tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước.
* Chức sắc: là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm để giữ phẩm vị trong tổ chức. Phật giáo có hệ thống hàng Giáo phẩm đa dạng, được tổ chức chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong hành đạo và ngoài xã hội, gồm có Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư. Đối với Hòa thượng, Ni trưởng được Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên. Đối với Thượng tọa, Ni sư được Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên. Hiện nay hàng giáo phẩm chức sắc Phật giáo Cần Thơ có 14 Hòa thượng, 20 Thượng tọa, 16 Ni trưởng, 52 Ni sư.
* Chức việc: là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức. Tổ chức Phật
giáo được Nhà nước công nhận vào năm 1981 với tên gọi là “Giáo hội Phật giáo
Việt Nam” gồm có 03 cấp (Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xã). Ở
thành phố Cần Thơ gọi là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần
Thơ, gồm có 56 chức việc. Cấp quận, huyện gọi là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam quận, huyện với tổng số có 104 chức việc
được suy cử vào 09 Ban Trị sự nhiệm kỳ mới, gồm: Phong Điền 09 vị, Bình Thủy 09
vị, Ô Môn 12 vị, Thốt Nốt 15 vị, Vĩnh Thạnh 09 vị, Cái Răng 09 vị, Thới Lai 11 vị,
Cờ Đỏ 12 vị và Ninh Kiều 18 vị.
* Nhà tu hành: là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo. Thành phố Cần Thơ hiện có 168 Tỳ kheo, 170 Tỳ kheo ni, 66 Sa di, 22 Thức xoa, 43 Sa di ni, 06 Tu nữ, 50 ngũ giới. Đồng thời, nhằm đào tạo đội ngũ kế thừa mạng mạch Phật pháp, Ban Trị sự đã giới thiệu nhiều Tăng Ni theo các lớp Phật học cũng như thế học. Hiện nay Phật giáo Cần Thơ có 02 Tiến sĩ Phật học, 02 Thạc sĩ, 02 vị nghiên cứu sinh Tiến sĩ, 04 vị bảo vệ Luận văn Thạc sĩ. Trong thời gian qua đã hoàn thành chương trình đào tạo và tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 308 Tăng Ni sinh hệ Trung cấp, 148 Tăng Ni sinh lớp Cao đẳng chuyên khoa Phật học. Bên cạnh đó đã tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Phật học khóa IV (gồm 66 Tăng Ni sinh), lớp Cao đẳng chuyên khoa khóa III (gồm 75 Tăng Ni sinh).
* Tín đồ: là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận. Phật giáo Cần Thơ hiện có 119.019 tín đồ, số lượng tín đồ có sự tăng giảm theo từng thời kỳ, có tinh thần yêu nước, hoạt động gắn bó với dân tộc, có ý thức chấp hành pháp luật.
2.2. Nguồn lực tinh
thần
Thời kỳ đổi mới đến nay, đạo Phật nói chung và Phật giáo Cần Thơ nói riêng đã xác định đường hướng hoạt động với phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Các hoạt động tôn giáo cơ bản chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, tạo tinh thần đoàn kết, hòa hợp, gắn bó với dân tộc.
Hệ thống kinh điển của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt để dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội, được thể hiện qua một số hoạt động nổi bậc như sau:
* Hoạt động nghi lễ: Phật giáo Cần Thơ
luôn duy trì các nghi lễ theo truyền thống Phật giáo như Đại lễ Phật đản, các
buổi lễ cầu an, lễ Vu Lan, lễ Dâng Y... góp phần gìn giữ nét đẹp truyền
thống trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.
* Hướng dẫn Phật tử tu học:
Phật tử tại gia luôn là bộ phận đông đảo trong cấu trúc “Tứ chúng đồng tu” của
Phật giáo. Với mục đích hoạt động dựa trên tinh thần “Hướng dẫn hàng Phật tử
tại gia tu học chánh pháp, hộ trì Tam bảo, xây dựng nếp sống đạo đức cho hàng
Phật tử và góp phần xây dựng cuộc sống hòa bình, an lạc cho xã hội”, trong
những năm qua Ban Hướng dẫn Phật tử thành phố Cần Thơ đã thực hiện hướng dẫn các cơ sở Tự viện về
việc đăng ký và xin phép với ngành chức năng về việc các đạo tràng tổ chức khóa
tu niệm Phật, tu Bát Quan trai, tu một ngày an lạc, khóa tu mùa hè... đúng quy
định của Giáo hội và Pháp luật của Nhà nước.
2.3. Nguồn lực vật chất
* Về cơ sở thờ tự, ngoài những hệ thống Kinh điển với giáo lý tuyệt vời phù hợp mọi căn cơ của từng người, ta còn có thể tìm thấy trong Đạo Phật những biểu tượng văn hóa đặc trưng khác là ngôi chùa. Thành phố Cần Thơ hiện có 165 cơ sở tự viện của Phật giáo, trong đó có 02 cơ sở được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp thành phố. Với ý thức, trách nhiệm của người tu hành, những năm qua Phật giáo Cần Thơ không ngừng phấn đấu thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chùa cảnh gương mẫu. Theo đó, cùng với cải tạo cảnh quan các chùa hướng đến trở thành điểm du lịch tâm linh.
Là tổ chức có nhiều cơ sở thờ tự trên hầu khắp các địa bàn, đặc biệt là tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, do đó Phật giáo thành phố Cần Thơ đã tích cực, chủ động triển khai việc tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở thờ tự và khu dân cư. Những nội dung đáng chú ý của Phật giáo là xây dựng cơ sở thờ tự xanh, sạch, văn minh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư và chống các biểu hiện mê tín dị đoan.
* Về tài chính: thực hiện kinh tế tự túc tại các tự viện, việc tu học của tăng ni được kết hợp hài hòa với lao động sản xuất, tạo ra những nhu cầu vật chất tối thiểu trong cuộc sống tu hành, một phần cũng có sự đóng góp của phật tử. Đề có nguồn kinh phí hoạt động của Ban Trị sự, hàng năm Ban Kinh tế Tài chính Phật giáo thành phố Cần Thơ vận động tăng, ni đóng góp để tham gia vào một số hoạt động an sinh xã hội ở những mức độ khác nhau.
3. Phật giáo Cần Thơ thực hiện an sinh xã hội
An
sinh xã hội là trạng thái đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng xã hội sinh tồn bền vững.
Đó là một lĩnh vực rộng lớn, trong đó có sự tham gia của nhà nước, cá nhân, các
tổ chức xã hội khác nhau. Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho công
tác an sinh xã hội, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội
hài hòa,
bền vững.
Về mặt giáo lý, với tư tưởng thâm sâu của mình, Phật giáo đã cống hiến cho
cộng đồng dân tộc Việt Nam một lối sống lành mạnh, hài hòa, tôn trọng và gìn
giữ môi
trường thiên nhiên; tạo ra sự chuyển hóa tinh thần xã hội từ các quan hệ đối
kháng sang
quan hệ hợp tác và tùy thuộc lẫn nhau, cùng hướng đến những giá trị nhân văn sâu
sắc.
Về thực tiễn, trong nhiều năm qua, Phật giáo Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo trợ nhiều đối tượng xã hội khó khăn cơ nhỡ; cùng nhà nước và các tổ chức xã hội khác thực hiện chính sách an sinh xã hội rất hiệu quả.
Thượng tọa Thích Bình Tâm - Phó Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TPCT phát quà cho bàn con nghèo ở xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ năm 2022
Với phương châm “nhập thế giúp
đời”, Phật giáo Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ
thiện, xã hội. Sự tham gia của Phật giáo vào an sinh xã hội ngày càng sâu rộng,
với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, điển hình một số
hoạt động nổi bật như:
3.1. Lĩnh vực y tế
Trong hoạt động khám chữa
bệnh, Phật giáo rất chủ trọng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời cứu
giúp người dân khi đau yếu, bệnh tật. Các cơ sở khám chữa bệnh của
Phật giáo đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nghèo, những
người có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2017 đến nay hoạt động khám chữa bệnh, cấp
phát thuốc từ thiện cho bà con nghèo tại 02 cơ sở phòng khám đông y chùa Phước
An (quận Bình Thủy) là 12.392.000.000 đồng và phòng khám đông y Trúc Lâm Phương
Nam (huyện Phong Điền) là 7.399.122.000 đồng.
Đặc biệt, trong thời gian
qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thể theo tinh thần tương thân tương
ái của dân tộc, các cơ sở Tự viện tại 09 quận, huyện đã tích cực ủng hộ cho
công tác phòng chống dịch bằng nhiều hình thức như suất cơm hàng ngày, gần 270
tấn gạo, 320 tấn rau củ, 9000 thùng mì, 3000 thùng sữa tươi, nhu yếu phẩm, vật
tư y tế, quỹ vắc xin phòng, chống dịch... với kinh phí khoảng 09 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, Ban Trị sự GHPGVN thành phố Cần Thơ và chư tôn đức Tăng
Ni các Tự viện đã hỗ trợ 15.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà với kinh phí ước tính
trên 01 tỷ đồng.
Hòa thượng Đào Như - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TPCT ủng hộ 100 triệu đồng cho quỹ Phòng chống dịch Covid-19
3.2. Hoạt động từ
thiện xã hội
Phật giáo du nhập vào Việt
Nam từ lâu đời và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa
của con người Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo
luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội, góp
phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước
và giữ nước. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân
tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi
mới đất nước thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con
người, vì con người, trong đó các hoạt động an sinh xã hội là điểm sáng, thể
hiện rõ tinh thần “nhập thế giúp đời” của Phật giáo Việt Nam.
Kế thừa và phát huy
truyền thống vẻ vang của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành
phố Cần Thơ đã đồng hành cùng chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ trong
tinh thần hòa hợp, đoàn kết luôn phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an
sinh xã hội đem lại những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Công tác tôn
giáo số 7 – 2021 (tr 42).
2. Hiến chương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu
Phật giáo thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
4. Nguyễn
Ngọc Dung: Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội – Giáo lý và thực tiễn, Tạp chí Khoa học Đại học
Thủ Dầu Một, Số 2(45)-2020.
5. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/ phat giao gop
phan thuc hien chinh sach an sinh xa hoi.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (29/11/2021)
- Bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ Việt Nam hiện nay (28/06/2017)
- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn thành phố Cần Thơ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 (26/11/2021)
- Chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tham gia thông tin tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đảng Hoàng Thiên- Lợi dụng Tôn giáo gây mất trật tự tại thành phố Cần Thơ (26/11/2021)
- Đôi nét về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (26/11/2021)
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cần Thơ (26/09/2017)
- Tôn giáo ở Cần Thơ - Đồng hành và Phát triển cùng thành phố (25/11/2021)
- Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid -19 (25/11/2021)
- Những giá trị tích cực của đạo Tin lành góp phần thúc đẩy công chức, viên chức, người lao động hăng say lao động sản xuất (25/11/2021)
- Đôi nét về những giá trị tích cực của tôn giáo đối với xã hội hiện nay (25/11/2021)
- Hoạt động từ thiện xã hội, chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nhân văn của Phật giáo thành phố Cần Thơ (25/11/2021)
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. (25/11/2021)
- Tôn giáo ở Cần Thơ, 15 năm đồng hành - phát triển (24/12/2018)
- Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ nhìn từ góc độ quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ (22/05/2018)
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (21/03/2017)
- Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo nhiệm kỳ 2024-2029 (20/12/2024)
- Phật giáo Hòa Hảo thành phố Cần Thơ 25 năm đồng hành cùng dân tộc (18/12/2024)
- Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII - Vấn đề tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (18/11/2021)
- Xây dựng cơ sở thờ tự văn hoá, văn minh ở thành phố Cần Thơ (17/01/2018)
- Phật giáo thành phố Cần Thơ nhìn lại 5 năm - một chặng đường phát triển (16/03/2022)
- Công tác phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan tôn giáo ở Cần Thơ năm 2015 (14/04/2016)
- Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thực tiễn ở thành phố Cần Thơ (13/11/2018)
- Du lịch tâm linh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra (13/01/2019)
- Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình hội nhập (nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ) (11/10/2016)
- Quá trình hình thành và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp (11/06/2020)
- Thành phố Cần Thơ - Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa, du lịch (11/02/2020)
- Tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, trao yêu thương phát huy đạo đức tôn giáo trong đại dịch Covid - 19 (10/08/2021)
- Một số hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở TP. Cần Thơ (09/04/2019)
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và một số kết quả triển khai, thực hiện tại thành phố Cần Thơ (08/12/2021)
- Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XV – Nhìn lại quá trình hình thành và Phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua các kỳ đại hội (06/10/2022)
- Những thành tựu về công tác nhân quyền trong tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ (06/03/2024)
- Phát huy và bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống tại quận Bình Thủy (05/01/2019)
- 40 năm thực hiện Thư chung 1980 - Người Công giáo Việt Nam ở thành phố Cần Thơ trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (04/08/2020)
- Đối thoại trong lĩnh vực tôn giáo ở thành phố Cần Thơ (03/01/2023)