Giới thiệu Các nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng của Cần Thơ
Phát huy nguồn lực của Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ trong hoạt động xã hội hóa
Ngày 02/01/2021 10:19 đăng bởi lnny
1. Dẫn nhập
Phương hướng,
mục tiêu cụ thể phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020 đã được khẳng
định trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ XIII:
“Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả chính
sách Xã hội hóa, giảm nghèo bền vững, tăng phúc lợi xã hội, từng bước thu hẹp
khoảng cách trình độ phát triển giữa nội thành và ngoại thành” [1]. Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội tại thành phố Cần Thơ còn hạn hẹp, chủ
yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Để thực hiện chính sách xã hội hóa hiệu quả hơn
đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực xã hội, trong đó có nguồn lực tôn giáo.
Lịch sử ghi
nhận Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, trong phạm vi tham luận này tôi xin chia sẻ một vài
thông tin liên quan: “Phát huy nguồn lực của Phật giáo Việt Nam
thành phố Cần Thơ trong hoạt động xã hội hóa”.
2. Một
số đóng góp cụ thể của Phật giáo tham gia hoạt động xã
hội hóa tại Cần Thơ:
Phật giáo ở thành phố Cần Thơ hiện có 169 cơ sở tự viện; 609 Tăng Ni; 94 chức sắc; 300 chức việc; 02 cơ sở đào tạo; 02 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; 119019 tín đồ. Cấp quận, huyện thì có 09/09 quận, huyện đều có Ban Trị sự[2].
Trong thời gian
qua, Phật giáo thành phố Cần Thơ đóng góp cho các hoạt động xã hội hóa trên địa
bàn thành phố là đáng ghi nhận, cụ thể:
Số tiền từ
thiện nhiệm kỳ 2012-2017 là hơn 84 tỷ đồng[3]: Năm 2018: 23.154.120.000đ; Năm
2019: 30.260.875.000đ; Tết Nguyên Đán năm
2020 là 14.038 phần quà, số tiền là 6.456.520.000đ; Đầu năm 2020 xây dựng 05 căn nhà
cho người nghèo tại địa bàn xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ (địa bàn có đông người
Khmer sinh sống) với số tiền 250.000.000 đ; Ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 là 1.777.350.000đ
(trong đó, Phật giáo Nam tông Khmer ủng hộ 520.000.000đ), phát 56.350 khẩu
trang, 3.550 chai nước rửa tay. Ủng hộ người dân Bến Tre bị ảnh hưởng, xâm nhập
mặn là 249.100.000đ. Theo thống kê của Ủy ban Mặt trận thành phố thì Phật giáo
Cần Thơ tham gia phòng, chống dịch Covid-19 là: 74.350
khẩu trang, 3560 chai nước rửa tay, 14 tấn gạo, 1.686 thùng mì, 6.600 bình nước
lọc và 3.500 phần quà cho hộ nghèo, bán vé số, lao động thất nghiệp với tổng số
tiền 1.863.491.000đ[4].
- 06 tháng đầu năm 2020 là 14.589.153.000đ;
- Riêng tháng
7, tháng 8 và tháng 9 năm 2020 là 5.832.107.000đ;
- Ủng hộ, cứu
giúp đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt: 2.800 phần quà, hơn 2 tỷ đồng
(đợt 1 vào ngày 24/10/2020); trong tháng 11 năm 2020, Ban Từ thiện xã hội Phật
giáo thành phố Cần Thơ tiếp tục tổ chức đoàn đi cứu trợ tại Gia Lai (phát 1.000
phần quà; 700.000đ/phần)[5].
Một trong những
hoạt động hướng đến cộng đồng của Phật giáo được đánh giá cao là nhiều cơ sở tự
viện Phật giáo Cần Thơ mở Phòng khám Đông Y để cấp phát thuốc, chữa bệnh miễn
phí cho người nghèo, cho sinh viên ở trọ, phát học bổng, tổ chức các lớp dạy
văn hóa, ủng hộ xây nhà..., đơn cử:
Như vậy, số liệu thống kê từ năm 2018 đến nay ước
tính là hơn 84 tỷ đồng (bằng 5 năm 2012-2017). Số liệu này cho thấy hoạt động
xã hội hóa của Phật Giáo ở Cần Thơ tăng khá nhanh hàng năm. Ngoài
số liệu được thống kê chính thức nêu trên, vẫn còn nhiều tự viện, Tăng Ni thực
hiện rất nhiều hoạt động xã hội hóa nhưng không hoặc chưa cung cấp thông tin.
3. Vấn đề đặt ra và khuyến nghị mang tính giải pháp đối với hoạt động xã
hội hóa của Phật Giáo ở thành phố Cần Thơ
Những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ đã coi công
tác từ thiện xã hội, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa của chính quyền là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo hội. Đó là những việc làm thiết thực
thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Phật Giáo và cũng là truyền thống tốt đẹp
của dân tộc đã được các chức sắc, chức việc, Tăng Ni, Phật tử cụ thể hóa bằng
những việc làm thiết thực, hiệu quả.
Xu hướng thế tục hóa sẽ tiếp tục phát triển, các tôn giáo nói chung và Phật
Giáo nói riêng sẽ tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong hoạt động xã hội hóa.
Có thể khẳng
định, hoạt động xã hội hóa của Phật Giáo ở Cần thơ ngày càng gia tăng về quy
mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức và linh
hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động không chỉ có sự
phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
mà còn có sự tham dự của đông đảo người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Nhìn một cách tổng thể, các hoạt động này góp phần chia sẻ
gánh nặng với nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội. Tuy
nhiên, trong thực tế cũng còn một số vấn đề cần quan tâm:
Một là, một số cơ sở khám, chữa bệnh của Phật
Giáo hoạt động cơ bản có hiệu quả nhưng chưa đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật
chất và chuyên môn theo quy định của pháp luật. Nơi bảo quản thuốc và những trang thiết
bị dùng cho việc khám chữa bệnh chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó nguồn
nhân lực phục vụ cho hoạt động y tế còn hạn chế và hầu hết không được đào
tạo về chuyên môn. Điều này đỏi hỏi sự quản lý và hỗ trợ tích cực của ngành y
tế để hoạt động này phát huy hiệu quả.
Hai là, Mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo thông qua hoạt động an sinh xã
hội, hưởng ứng hoạt động xã hội hóa có nhiều vấn đề đặt ra cho chủ thể quản lý
trong việc xác định đâu là hoạt động thuần túy để hỗ trợ và đâu là có vấn đề để
ngăn chặn.
Ba là, chính sách, pháp luật và quản lý hoạt động xã hội hóa
Nghị quyết số
25/2003/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhấn
mạnh: “Giải quyết việc tôn giáo thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y
tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của Nhà nước theo nguyên tắc: Khuyến khích các
tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc
tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật. Cá nhân tín đồ, chức sắc,
chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì được nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách,
khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội...
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hoá, xã hội để thực hiện bảo đảm xã hội hóa... Phát triển
đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ
những người yếu thế”[6]. Tại Điều 55, Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo qui định: các tổ chức tôn giáo “Được tham gia các hoạt
động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định
của pháp luật có liên quan”. Ngày 10/01/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
ban hành Chỉ Thị số 18-CT/TW về” “phát
huy nguồn lực của tôn giáo trong phát triển đất nước”.
Nhà nước đã có những chính sách
khuyến hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo tham gia vào các hoạt
động xã hội hóa, hoạt
động từ thiện đúng theo qui định của pháp luật với mục đích phi lợi nhuận, nhằm
chung tay góp sức cùng Đảng, Nhà nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đối
với mọi người. Bộ Nội
vụ đã ban hành nhiều quyết định công nhận các tổ chức của đơn vị,
cá nhân có điều lệ, nội quy thành lập quỹ xã hội và quỹ từ thiện.
Chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước là hành lang pháp lý giúp cho tổ chức tôn
giáo hay chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội
hóa. Đồng thời đây cũng là công cụ pháp lý mà cơ quan nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. Tuy nhiên, những quy định hiện
có chưa thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng, điều này tạo ra một số bất cập cho
cả chủ thể và khách thể quản lý hoạt động Xã hội hóa.
Hoạt động tham gia xã hội
hóa, từ thiện nhân đạo là một chức năng xã hội quan trọng của tôn giáo, gắn
liền với quá trình hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo. Một số tôn giáo có những quy định riêng về hoạt động xã hội. Để quản lý được
hoạt động này, đòi hỏi có văn bản pháp qui, qui định chung cho tất cả các tôn
giáo xây dựng một số điểm thống nhất trong hoạt động xã hội hóa, Quy chế
phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo, tín đồ với các tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội, giữa các tổ chức tôn giáo và cá nhân tín
đồ với nhau. Đặc biệt là công khai nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho các
hoạt động xã hội hóa.
3.3. Khuyến nghị
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Rà soát,
điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành về xã hội hóa, đồng bộ chính sách xã
hội hóa với các chính sách kinh tế - xã hội khác,
xây dựng cơ chế thống nhất trong phối hợp hoạt động an sinh xã hội giữa các tổ
chức tôn giáo với hệ thống chính trị, cơ chế hợp tác, liên kết giữa cá nhân, tổ chức trong nước,
quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xã hội hóa.
Để hoạt động xã hội hóa của các tôn giáo được thuận lợi, nằm trong
khuôn khổ pháp luật, trong thời gian tới nhà nước cần hoàn thiện
khung pháp lý đối với các tôn giáo trong hoạt động xã hội hóa. Những
quy định cụ thể để tôn giáo tham gia vào các hoạt động y tế, giáo dục,…,vừa
phát huy được mặt mạnh của tôn giáo, vừa giúp cho các tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật, các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, vừa giúp cho nhà
nước thuận lợi trong công tác quản lý. Qua đó tránh sự lợi dụng hoạt động xã
hội hóa vào các mục đích khác.
Những cơ chế
phối hợp không chỉ được thực hiện giữa các tổ chức tôn giáo và hệ
thống chính trị mà còn là sự phối hợp giữa các bộ ban ngành trung
ương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và địa phương nhằm tạo khuyên khích
thúc đẩy việc tham gia của các tổ chức tôn giáo vào hoạt động xã hội hóa. Các cấp
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, cần tăng cường
hơn nữa sự định hướng và phối hợp với các tổ chức Giáo hội trong các hoạt động xã
hội, bảo đảm các hoạt động đúng đường hướng hành đạo, tôn chỉ, mục đích, Hiến
chương, Nội quy của Giáo hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và
quy định, pháp luật của Nhà nước.
Hai là, hiện nay, hầu hết các tôn giáo nhìn vấn đề xã
hội hóa ở khía cạnh từ thiện xã hội, thuộc
nhóm các chế độ về trợ giúp xã hội, do đó
hoạt động xã hội hóa của tôn giáo chỉ gói gọn trong một số hình thức. Vì vậy cần thiết
phải nâng cao sự hiểu biết một cách toàn diện của các tổ chức và
cá nhân tôn giáo về xã hội hóa.
Công tác xã
hội hóa của các tôn giáo không chỉ dừng lại ở các hoạt động như hiện nay, những
giá trị tích cực trong giáo lý của các tôn giáo về xã hội hóa cần
phải được phát huy tối đa và lấy đó làm cơ sở tiên quyết để vận động, giúp
tín đồ tôn giáo ý thức được rằng, thực hiện hoạt động xã hội hóa không
chỉ vừa thể hiện đóng góp của người công dân với đất nước mà còn
là nhiệm vụ của tín đồ thực hành giáo lý tốt đẹp của tôn giáo mình. Cần phát huy và vận động, khuyến khích các tôn giáo từng
bước tham gia phối hợp với tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội trên tinh
thần tự nguyện như: hưởng ứng thực hiện xã hội hóa trong xây dựng nông thôn
mới; bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương; phong trào đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước, gia đình chính sách,
thương binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng,… , qua đó để lại ấn tượng tốt, nhắc
nhở tín đồ tôn giáo nhớ ơn những người đã hy sinh vì đất nước, khơi dậy tinh
thần yêu nước.
Thứ ba, Nguồn lực tôn giáo trong hoạt động xã hội hóa
là rất đa dạng, phong phú, hiệu quả và lâu bền, cần quan tâm, sơ kết, tổng
kết, tìm những mô hình xã hội hóa hiệu quả để biểu dương, khen thưởng
khích lệ những cá nhân, tổ chức làm tốt công tác xã hội hóa. Đồng
thời nhân rộng ra trong các cá nhân, tổ chức khác.
KẾT LUẬN
Nguồn lực tôn
giáo rất đa dạng, rất mạnh mẽ nếu phát huy đúng hướng. Thực tế cho thấy, nhiều
nước trên thế giới đang phát huy tốt nguồn lực tôn giáo để phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, qua nhiều giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận, khẳng
định và phát huy giá trị tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Những năm qua, ở từng lĩnh vực cụ thể, tôn giáo đã thể hiện và
phát huy được một số giá trị cho xã hội, đơn cử như đóng góp của Phật Giáo
trong hưởng ứng hoạt đông xã hội hóa ở thành phố Cần Thơ.
Hoạt động xã
hội hóa của các tôn giáo trên địa bàn thành phố luôn được sự hỗ trợ của chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, sở, ban, ngành các cấp. Hiệu
quả của tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hoạt động xã hội hóa là
không thể phủ nhận, tuy nhiên thực tế vần chưa phát huy hết nguồn lực tôn giáo
trong hoạt động xã hội hóa. Đồng thời với những vấn đề đặt ra, một số bất cập
hiện nay trong hoạt đông xã hội hóa rất cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị
nhằm phát huy tối đã nguồn lực tôn giáo và đưa hoạt động xã hội hóa vào nề nếp
trong khuôn khổ pháp luật. Đặc biệt là vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các
cấp cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Lê Hùng Yên
[1] Văn kiện Đại hội đại biểu
Đảng bộ thành phố cần Thơ, nhiệm kỳ 2015-2020, Tr. 32.
[2]
Văn kiện Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ lần
thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022, tr.
15.
[3] Văn kiện Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2012-2017.
[4] Trang web của
UBMTTQVN thành phố Cần Thơ. Bài viết: các tôn giáo tích cực tham gia phòng,
chống dịch Covid-19. Đăng ngày 16/4/2020.
[5] Báo cáo tổng kết
công tác Phật sự của Ban Trị sự GHPGVN thành phố Cần Thơ năm 2018, 2019 và 2020.
[6] Đảng
Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Quá trình ra đời và phát triển của Nam tông Minh sư đạo (21/11/2018)
- GS. Trịnh Xuân Thuận nói về tinh thần khoa học của Phật giáo (13/05/2012)
- Tôn giáo tỉnh Cần Thơ – hiện trạng, xu hướng và một vài vấn đề đặt ra cho công tác quản lý (04/03/2014)
- Vai trò của chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer trong tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở thành phố Cần Thơ hiện nay (02/01/2021)