Giới thiệu Các nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng của Cần Thơ
Tôn giáo tỉnh Cần Thơ – hiện trạng, xu hướng và một vài vấn đề đặt ra cho công tác quản lý
Ngày 04/03/2014 10:17 đăng bởi admin
Phật giáo người Việt có mặt ở Cần Thơ ngay từ khi vùng đất này được khai mở, do những di dân từ miền Bắc, miền Trung đem theo tôn giáo này từ nguyên quán đến vùng đất mới. Phật giáo Théravada tồn tại lâu đời trong đồng bào Khmer. Công giáo được các giáo sĩ người Pháp truyền vào Cần Thơ cuối thế kỷ XIX. Những xứ đạo được thành lập sớm ở Cần Thơ như Trà Long (1878), Đức Bà (1880), Bò Ớt (1883), Láng Sen (1881)(1)…Sau năm 1954, đồng bào Công giáo miền Bắc di cư lập khu dinh điền Cái Sắn, hình thành nên cộng đồng Công giáo người Việt gốc Bắc. Đạo Tin lành phát triển đến tỉnh Cần Thơ năm 1921, do một mục sư người Pháp làm công việc truyền giáo, nhưng đạo Tin lành phát triển mạnh trong thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới tại miền Nam (1954 – 1975). Đạo Cao đài ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, thì trong năm đã phát triển đến Cần Thơ. Quá trình phát triển đạo Cao đài cũng là quá trình phân hoá thành nhiều hệ phái. Trong năm 1926, ông Ngô Minh Chiêu, người anh cả trong 12 vị sáng lập đạo Cao đài đã tách ra, về Cần Thơ, lập phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Cao đài Ban Chỉnh đạo phát triển đến Cần Thơ năm 1928, Cao đài Tiên Thiên, Cao Đài Tây Ninh truyền đến Cần Thơ năm 1930…Phật giáo Hoà Hảo ra đời tại An Giang năm 1939 và truyền đến Cần Thơ năm 1940, nhưng phát triển mạnh vào những năm ông Huỳnh Phú Sổ đi “khuyến nông” nhiều nơi ở Cần Thơ.
- Quá trình ra đời và phát triển của Nam tông Minh sư đạo (21/11/2018)
- GS. Trịnh Xuân Thuận nói về tinh thần khoa học của Phật giáo (13/05/2012)
- Vai trò của chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer trong tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở thành phố Cần Thơ hiện nay (02/01/2021)
- Phát huy nguồn lực của Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ trong hoạt động xã hội hóa (02/01/2021)